• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện kinh doanh sản phẩm sữa

(Chinhphu.vn) – Bà Phượng Vĩ (TP. Hà Nội) kinh doanh sản phẩm sữa và hải sản tươi sống (đã qua chế biến). Ngày 18/7/2013 bà Vĩ bị cơ quan chức năng xử phạt và yêu cầu ngừng hoạt động vì thiếu giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.

16/08/2013 14:02

Bà Vĩ hỏi, mặt hành bà đang kinh doanh có cần giấy chứng nhận an toàn thực phẩm không và nếu cần thì bà sẽ liên hệ cơ quan nào để được cấp giấy phép này?

Về vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế trả lời như sau: .

Theo quy định của Luật An toàn thực phẩm, kinh doanh sữa nói chung và hải sản tươi sống đã qua chế biến là loại hình kinh doanh có điều kiện. Nghĩa là phải đủ điều kiện theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được phép hoạt động kinh doanh (Quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở, quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm mà bà Vĩ kinh doanh).

Tuy nhiên vì bà Vĩ chỉ nói chung các sản phẩm là sữa nên có các trường hợp sau để bà tiện liên hệ và áp dụng. Luật An toàn thực phẩm quy định như sau:

- Nếu chỉ là sản phẩm sữa chế biến bao gói sẵn không yêu cầu bảo quản đặc biệt (lạnh, đông, …) thì không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận mà phải tuân thủ theo các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm (theo Khoản 1.d  Điều 13 Nghị định số 38/2012/NĐ-CP).

- Là sản phẩm sữa chế biến yêu cầu bảo quản đặc biệt thì Bộ Công Thương quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Là sản phẩm sữa bổ sung vi chất sinh dưỡng, sữa công thức thì Bộ Y tế quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Đối với hải sản tươi sống đã qua chế biến, sữa nguyên liệu thì do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Căn cứ vào phân loại loại sản phẩm kinh doanh nói trên, bà có thể liên hệ với các cơ quan chức năng (Ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp) có thẩm quyền quản lý trên địa bàn để được hướng dẫn và làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ  điều kiện an toàn thực phẩm.

Phòng Thông tin phản ánh của tổ chức và công dân

Tin liên quan:

- Mức phạt vi phạm an toàn thực phẩm thủy sản

- Vi phạm về ATTP, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự