• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện viên chức được nghỉ không hưởng lương

(Chinhphu.vn) – Viên chức được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

03/10/2023 08:02

Bà Nguyễn Như (TP. Hà Nội) là viên chức tại 1 Bệnh viện thuộc Bộ Y tế. Vì lý do cá nhân, bà Như muốn được nghỉ việc không hưởng lương 4 năm. Bà Như hỏi, nếu Giám đốc Bệnh viện đồng ý thì bà có được nghỉ việc không hưởng lương không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Khoản 4 Điều 13 Luật Viên chức năm 2010 quy định về quyền nghỉ không lương đối với viên chức: Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Tại Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Ngoài quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy, việc nghỉ không hưởng lương của viên chức hiện nay chưa có quy định về thời gian tối đa, tuy nhiên trong trường hợp này phải đủ các điều kiện là: Có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu bệnh viện.

Chinhphu.vn