• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Định mức tiết dạy với giáo viên kiêm nhiệm

(Chinhphu.vn) – Bà Nguyễn Thị Hoa (Mù Chang Chải, Yên Bái) là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở, kiêm nhiệm chức danh Tổ trưởng chuyên môn. Bà Hoa hỏi, theo quy định bà được giảm mấy tiết thực dạy trên lớp và khi tính tiết dạy thừa, bà được tính bao nhiêu tiết/tuần?

09/01/2019 11:02

Về vấn đề này, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái trả lời như sau:

Khoản 2, Điều 6 Thông tư 03/2017/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông quy định: “Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú là 17 tiết ở cấp trung học cơ sở, 15 tiết ở cấp trung học phổ thông; Định mức tiết dạy của giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú là 21 tiết ở cấp tiểu học, 17 tiết ở cấp trung học cơ sở; Định mức tiết dạy của giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật là 21 tiết đối với giáo viên ở cấp tiểu học, 17 tiết đổi với giáo viên ở cấp trung học cơ sở”.

Tại Khoản 2, Điều 8 Thông tư 03/2017/VBHN-BGDĐT quy định: “Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần”.

Khoản 5, Điều 8 Thông tư 03/2017/VBHN-BGDĐT quy định: “Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần ”.

Theo Khoản 5, Điều 9 Thông tư 03/2017/VBHN-BGDĐT ngày 23/6/2017: “Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giám định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất”.

Tại Mục III Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày 8/12/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục quy định: Tổ trưởng chuyên môn được hưởng hệ số phụ cấp 0,2.

Như vậy, nếu một giáo viên dạy tại trường Phổ thông dân tộc bán trú, vừa được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp, vừa làm tổ trưởng chuyên môn sẽ được hưởng chế độ giảm 4 tiết/tuần và được hưởng phụ cấp chức vụ 0,2 lĩnh theo lương hàng tháng.

Bà Nguyễn Thị Hoa dạy tại trường Phổ thông dân tộc bán trú phải dạy số tiết quy định là 21 tiết/tuần, bà Hoa là giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 4 tiết/tuần. Vậy số tiết bà Hoa phải dạy tại trường là 17 tiết/tuần. Nếu bà Nguyễn Thị Hoa dạy trên 17 tiết/tuần thì số tiết đó được tính tiết thừa (tiết vượt giờ).

(Theo yenbai.gov.vn)