• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo

(Chinhphu.vn) - Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị.

26/07/2023 18:25
Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo  - Ảnh 1.

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 895/QĐ-TTg ngày 26/7/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 14/11/2022 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 08/6/2010 của Ban Bí thư khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

Một trong các nội dung của Kế hoạch là tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

Cụ thể, nâng cao nhận thức, trách nhiệm về công tác nhân đạo và vai trò của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Xác định công tác nhân đạo là bộ phận quan trọng trong công tác dân vận, là nhiệm vụ thường xuyên, góp phần quan trọng vào việc tuyên truyền phát huy, lan tỏa truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc.

Tuyên truyền các giá trị nhân đạo, tư tưởng nhân đạo Hồ Chí Minh; tham gia thực hiện Phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”, “Tết Nhân ái”, “Tháng Nhân đạo” và các phong trào, cuộc vận động nhân đạo khác; nhân rộng mô hình hay, cách làm tốt trong hoạt động nhân đạo gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo đảm an sinh xã hội.

Nghiên cứu cơ chế khoán quỹ lương, kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được giao

Bên cạnh đó, tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo.

Cụ thể, tiếp tục thể chế hóa, thực hiện hiệu quả Kết luận số 44-KL/TW; Chỉ thị số 43-CT/TW và các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.

Nghiên cứu, rà soát Luật hoạt động chữ thập đỏ và đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức Hội và hoạt động chữ thập đỏ theo 07 lĩnh vực quy định của Luật hoạt động chữ thập đỏ nhằm phát huy vai trò nòng cốt, đầu mối kết nối, điều phối trong công tác chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới.

Xây dựng, hoàn thiện Nghị định thay thế Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13/4/2012 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 45/2010/NĐ-CP; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và khắc phục những tồn tại, vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách cho các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ, trong đó có Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, đảm bảo đồng bộ, tạo điều kiện cho Hội hoạt động hiệu quả trong tình hình mới.

Sơ kết thực hiện Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25/11/2019 của Chính phủ trên cơ sở đó đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 93/2019/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện cho công dân, tổ chức tham gia thành lập quỹ và phối hợp tốt với Hội Chữ thập đỏ khi thực hiện hoạt động vì mục đích nhân đạo; đồng thời quy định phân cấp, thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương.

Nghiên cứu cơ chế khoán quỹ lương, kinh phí hoạt động theo nhiệm vụ được giao, từng bước giúp Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tự chủ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương đối với cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam các cấp.

Đẩy mạnh công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động chữ thập đỏ, công tác nhân đạo.

Hỗ trợ kinh phí để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ, Đề án do Nhà nước giao

Tiếp tục tạo điều kiện và tăng cường phối hợp với Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ.

Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tham gia các chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Hội và quy định của pháp luật.

Hỗ trợ kinh phí để Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai các nhiệm vụ, Đề án do Nhà nước giao theo quy định; quy định mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cho 7 hoạt động Chữ thập đỏ; huy động kinh phí đối ứng cho các Dự án quốc tế tài trợ và đề nghị đối ứng theo quy định của pháp luật.

Tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí theo nhiệm vụ được giao để Hội Chữ thập đỏ tại địa phương phát huy vai trò nòng cốt trong công tác nhân đạo và hoạt động chữ thập đỏ góp phần thực hiện tốt chính sách an sinh - xã hội tại địa phương.

Củng cố, kiện toàn tổ chức từ Trung ương đến cơ sở

Nội dung khác của Kế hoạch là củng cố, kiện toàn tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Cụ thể, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới.

Củng cố, kiện toàn tổ chức từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng Đề án kiện toàn đổi mới tổ chức, hoạt động của Hội trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tập trung phát triển hội viên, tình nguyện viên, cộng tác viên chữ thập đỏ tại các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư. 

Phát huy vai trò các câu lạc bộ, tổ, đội xung kích tình nguyện tham gia các hoạt động nhân đạo do Hội chữ thập đỏ Việt Nam phát động và xây dựng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ngày càng vững mạnh về tổ chức và giao nhiệm vụ; khẳng định, phát huy vai trò nòng cốt của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trong tình hình mới để đóng góp tích cực vào công tác an sinh xã hội của nước ta.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động chữ thập đỏ và công tác nhân đạo với tinh thần chủ động, sáng tạo, thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ an sinh xã hội và thực tiễn địa phương, đơn vị; mở rộng phạm vi giúp đỡ; lan tỏa sâu rộng truyền thống nhân ái của dân tộc, giá trị nhân văn của công tác chữ thập đỏ.

Tích cực chuyển đổi số, nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan chuyên trách của Hội, từng bước tự chủ về tài chính thông qua thực hiện các nhiệm vụ “đặt hàng” và thực hiện các hoạt động nhân đạo theo quy định của pháp luật. Đồng thời, tăng cường giao lưu, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo.

Thực hiện trách nhiệm, nhiệm vụ chủ quản cơ quan báo chí trực thuộc Hội theo quy định của Đảng, Nhà nước.

Tổ chức tốt các hoạt động nhân đạo, nâng cao chất lượng hoạt động về ứng phó và trợ giúp các tình huống khẩn cấp, phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và các lý do bất khả kháng. Triển khai hiệu quả các hoạt động chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng, vận động hiến máu nhân đạo và phát triển các nguồn quỹ xã hội để chăm lo cho các đối tượng.

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài chính trong nội bộ Hội; phân bổ nguồn lực tài trợ bảo đảm công bằng, khách quan, công khai minh bạch, hiệu quả, tạo niềm tin đối với các nhà tài trợ và đối tượng thụ hưởng theo Điều lệ và quy định của pháp luật.