• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối tượng nào phải có giấy phép môi trường?

(Chinhphu.vn) - Công ty của bà Lê Thúy Hằng (Bình Dương) trước đây đã được xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường. Công ty không thuộc ngành nghề ô nhiễm, hoạt động từ năm 2003, hiện tại công suất không thay đổi.

05/12/2024 14:02

Công ty phát sinh nước thải được xử lý qua hệ thống xử lý của công ty, sau đó đấu nối vào hệ thống của khu công nghiệp, chất thải nguy hại dưới 1.200 kg/năm, không phát sinh khí thải.

Bà Hằng hỏi, công ty bà thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường hay đăng ký môi trường? Trong trường hợp công ty thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì cấp nào phê duyệt?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Trường hợp nước thải sau xử lý sơ bộ của cơ sở đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp, không phát sinh khí thải, chất thải nguy hại dưới 1.200 kg/năm thì không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường theo quy định tại Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường.

Chinhphu.vn