• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đơn vị nào thu gom, xử lý chất thải nguy hại?

(Chinhphu.vn) - Công ty bà Vân Nhi (TPHCM) đang sử dụng máy photocopy phục vụ cho văn phòng. Hằng tháng phát sinh 3-5 hộp mực in thải. Bà Nhi được biết đây là chất thải nguy hại cần phải được thu gom và xử lý bởi đơn vị được cấp phép.

26/09/2022 07:02

Bà Nhi hỏi, chủ nguồn thải của các hộp mực thải này là công ty bà hay bên cung cấp hộp mực? Ai có nghĩa vụ thu gom và xử lý? Nếu công ty bà Nhi phải chịu trách nhiệm thu gom và xử lý các hộp mực thải này thì công ty bà có thể vận chuyển chúng với số lượng nhỏ lẻ từ công ty đến địa điểm thu hồi của nhà cung cấp bằng phương tiện cá nhân được không?

Ngoài cách giao lại hộp mực in thải cho nhà cung cấp để xử lý, công ty bà có thể ủy quyền cho đơn vị nào khác hay không? Nếu có, xin giới thiệu cho công ty một vài đơn vị được cấp phép.

Đối với các công ty có phát sinh số lượng chất thải nguy hại rất nhỏ từ hoạt động tiêu dùng như công ty bà Nhi thì nên xử lý như thế nào để đáp ứng yêu cầu pháp luật với chi phí hợp lý? Vì các đơn vị chuyên thu gom và xử lý chất thải nguy hại công ty bà Nhi tìm hiểu đều chỉ nhận thu gom với số lượng lớn và chi phí cao.

 Bà Nhi cũng muốn biết mức phạt mà người tiêu dùng như công ty bà phải chịu, nếu vứt bỏ các hộp mực đã qua sử dụng này vào các thùng rác thải thông thường?

Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/1/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường quy định, "Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải". Do đó, chủ nguồn thải của các hộp mực thải là công ty.

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có phương tiện, thiết bị được phép vận chuyển chất thải nguy hại phát sinh và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật quy định tại Điều 73 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường 2020, chủ nguồn thải có thể tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.

Việc phân loại chất thải nguy hại không đúng theo quy định bị xử phạt theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Chinhphu.vn