• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đồng vốn nhân văn trên quê hương Ba Tơ anh hùng

(Chinhphu.vn) - Sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40 - CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội", người dân huyện vùng cao Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo. Nguồn vốn ưu đãi được triển khai rộng khắp, hỗ trợ đắc lực chương trình phát triển kinh tế-xã hội, làm rạng sáng hơn một chính sách mang đầy tính nhân văn.

27/05/2024 09:45
Đồng vốn nhân văn trên quê hương Ba Tơ anh hùng- Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Đá, thị trấn Ba Tơ phát triển mô hình chăn nuôi tổng hợp.

Trước đây trong diện hộ nghèo, ông Phạm Văn Đá, 62 tuổi, dân tộc H'Rê ở tổ dân phố Kon Dung, thị trấn Ba Tơ, được Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện cho vay 50 triệu đồng. Gia đình ông tập trung đào ao nuôi cá và chăn nuôi. Đến nay, gia đình ông đã nuôi trên 10.000 con cá các loại, 300 con chim bồ câu, trên 10 con heo và nuôi thêm ốc bươu đen đang rất được giá trên thị trường. Thu nhập được khoảng trên 150 triệu đồng/1 năm. Vừa trả được gốc và lãi ngân hàng, vừa có tiền trang trải cuộc sống. 

Còn vợ chồng trẻ Đinh K'Ni ở thôn Trường An, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ hào hứng kể về hành trình thoát nghèo, làm giàu của gia đình: "Được vay 100 triệu đồng từ NHCSXH huyện cho thanh niên lập nghiệp, vợ chồng em khai hoang, phục hóa đất đồi, trồng 2 ha keo, nuôi 15 con hươu, 13 con trâu, trên 10 con chồn… thu nhập mỗi năm khoảng 200 triệu đồng. Cuộc sống khá lên từ nguồn vốn ngân hàng".

Ông Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ cho biết, hàng trăm hộ gia đình trong huyện đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ đồng vốn nhân văn. Đặc biệt, sau gần 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội" ở Ba Tơ cùng sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, dòng vốn tín dụng chính sách đã phát huy tác dụng tích cực, trở thành "trợ lực" quan trọng, trụ cột giảm nghèo bền vững, đồng hành với những người nông dân cần cù, có ý chí vươn lên có vốn để phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo, làm giàu trên vùng quê cách mạng.

Đồng vốn nhân văn trên quê hương Ba Tơ anh hùng- Ảnh 2.

Cán bộ NHCS kiểm tra mô hình ươm keo tại xã Ba Cung.

Dấu ấn nổi bật và hiệu quả từ nguồn vốn tín dụng chính sách sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW đã giúp cho 36.072 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, đưa tổng dư nợ tín dụng chính sách đến ngày 30/4/2024 đạt 445.072 triệu đồng, tăng 297.396 triệu đồng so năm 2014, (trên 200%), với trên 7.866 hộ nghèo và đối tượng chính sách còn dư nợ; tạo điều kiện cho trên 5.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo, 1.221 lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học, 2.443 lao động được tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm, 138 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; đầu tư xây dựng 2.930 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, 2.446 căn nhà cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Phòng giao dịch NHCSXH huyện khi chưa có Chỉ thị số 40-CT/TW là 450 triệu đồng. Đến ngày 30/4/2024, nguồn vốn nhận ủy thác đạt 11.545 triệu đồng, tăng 11.095 triệu đồng (trên 2.465%) so năm 2014, chiếm 2,5% so tổng nguồn vốn tín dụng chính sách, tập trung chủ yếu cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, năm sau đều cao hơn năm trước.

Đồng vốn nhân văn trên quê hương Ba Tơ anh hùng- Ảnh 3.

Chị Phạm Thị Hương, xã Ba Cung nuôi heo từ nguồn vốn tín dụng.

Hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH ở huyện Ba Tơ luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền, góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng và nhiệm vụ chính trị hằng năm. 

Đồng vốn chính sách đã đến đúng đối tượng thụ hưởng, vốn vay được sử dụng đúng mục đích. Do đó trong nhiều năm qua, Ba Tơ luôn có tỉ lệ nợ quá hạn thấp nhất, chất lượng tín dụng cao. Năm 2014 nợ quá hạn là 0,25% trên tổng dư nợ; đến ngày 30/4/2024, tỉ lệ nợ quá hạn là 0,05% trên tổng dư nợ, giảm 0,2% so với năm 2014.

Từ "đòn bẩy" của nguồn vốn tín dụng chính sách cùng với các chương trình khác đã góp phần làm giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn huyện đầu năm 2015 từ 28,32% xuống còn 23,55% cuối năm 2023. Thông qua các chương trình tín dụng chính sách đã góp phần giúp 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 7 sản phẩm OCOP tại các xã: Ba Vì, Ba Tô, Ba Thành, Ba Động và thị trấn Ba Tơ.

Ông Lữ Đình Tích, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Trưởng Ban đại diện Hội đồng Quản trị NHCSXH huyện, cho biết: Xác định giảm nghèo bền vững cho bà con vùng căn cứ cách mạng là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt mà Đảng bộ, chính quyền và hệ thống chính trị đặt ra, xem đó là trách nhiệm để tri ân những đóng góp của họ, đồng thời đưa vùng đất Anh hùng Ba Tơ từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Ông Trần Thanh Hoàng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Ba Tơ nêu quyết tâm: Thời gian tới, Phòng giao dịch huyện tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn, bảo đảm 100% người nghèo và các đối tượng chính sách đủ điều kiện và có nhu cầu đều được vay vốn. Triển khai kịp thời, hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ. 

Đặc biệt, đơn vị chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp tốt, có phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ".

Nguyễn Văn Chiến