Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Cụ thể 3 dự án đầu tư công như sau:
- Dự án tổng mức đầu tư là 100 tỷ đồng, nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, trong đó chi phí xây dựng là 4,5 tỷ đồng gồm xây dựng mới 1 căn nhà 2 tầng.
- Dự án tổng mức đầu tư là 100 tỷ đồng, nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, trong đó chi phí xây dựng là 4,5 tỷ đồng gồm cải tạo, sửa chữa làm ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình.
- Dự án tổng mức đầu tư là 100 tỷ đồng, trong đó 100% là mua sắm hàng hóa.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:
Về trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Đầu tư công, theo đó:
"a) Đối với dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng. Căn cứ chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định, chủ đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư. Luật Đầu tư công không quy định việc lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với dự án không có cấu phần xây dựng
b) Đối với dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng: Trình tự lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án có cấu phần xây dựng thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan, trừ dự án quan trọng quốc gia".
Tại Điều 6 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng yêu cầu lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP quy định: "Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
a) Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
b) Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất)."
Như vậy, đối với các trường hợp nêu tại Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP chỉ cần yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, các trường hợp còn lại đều phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi (trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định khác).
Chinhphu.vn