• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ghi nhận vốn góp vào doanh nghiệp FDI theo USD hay VND?

(Chinhphu.vn) - Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

12/02/2022 07:02

Công ty bà Phạm Thị Hương (Hà Nội) 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên Giấy chứng nhận có ghi vốn góp là 20 tỷ đồng, tương đương 851.063 USD (tỷ giá là 23.500 đồng/USD).

Nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng USD thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp với số tiền là 851.063 USD, quy đổi theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng tại thời điểm góp vốn thì tương đương 19.702.108.450 VND (tỷ giá là 23.150 đồng/USD). Do tỷ giá giảm nên số vốn góp bằng tiền VND còn thiếu 297.891.550 VND nhưng phía ngân hàng không cho nhà đầu tư góp thêm vì đã đủ tính theo USD.

Bà Hương hỏi, trường hợp này đã được coi là góp đủ vốn hay chưa? Vốn góp được tính theo VND hay USD?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN ngày 26/9/2019 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam quy định:

"Nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư Việt Nam được thực hiện góp vốn đầu tư bằng ngoại tệ, đồng Việt Nam theo mức vốn góp của nhà đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thành lập và hoạt động theo pháp luật chuyên ngành), Thông báo về việc đáp ứng điều kiện góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, hợp đồng PPP đã ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tài liệu khác chứng minh việc góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật".

Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 06/2019/TT-NHNN quy định như sau:

"... b) Tương ứng với loại ngoại tệ thực hiện góp vốn đầu tư, chỉ được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng loại ngoại tệ đó tại 1 ngân hàng được phép.

c) Trường hợp thực hiện đầu tư bằng đồng Việt Nam, được mở 1 tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép...".

Căn cứ các quy định nêu trên, nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bằng ngoại tệ hoặc VND tương ứng với đồng tiền thực góp của nhà đầu tư nước ngoài, phù hợp với mức vốn góp ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Tổ chức tín dụng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét các giấy tờ và thực hiện ghi nhận phần vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài phù hợp với Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/các giấy tờ khác tương đương và các quy định pháp luật liên quan tại thời điểm góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài.

Chinhphu.vn