• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp

(Chinhphu.vn) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 304/TB-VPCP ngày 8/7/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp.

08/07/2024 16:19
Gỡ vướng dự án BT chuyển tiếp- Ảnh 1.

Xây dựng Nghị quyết của Quốc hội xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp.

Dự án BT là dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT).

Tại Thông báo, Phó Thủ tướng đánh giá cao Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dành thời gian nghiên cứu, đề xuất giải quyết tháo gỡ, xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp. Tuy nhiên, tại văn bản số 4443/VPCP-PL ngày 26/6/2024 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo trình Quốc hội sửa đổi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư ngay trong tháng 10 năm 2024. Do đó, việc trình Quốc hội ban hành Nghị quyết xử lý vướng mắc đối với dự án BT chuyển tiếp cùng thời điểm với việc sửa đổi luật là khó thuyết phục.

Hình thức hợp đồng BT đã được triển khai trong nhiều năm, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc triển khai còn nhiều vướng mắc, trong đó có nguyên nhân do quy định của pháp luật chưa đầy đủ hoặc còn cách hiểu chưa thống nhất. Nếu được nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất cơ chế thực hiện rõ ràng, minh bạch thì hình thức hợp đồng BT sẽ phát huy được hiệu quả. Tại Nghị quyết số 98/2023/QH15 ngày 24/6/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh và tại Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua vào ngày 28/6/2024, Quốc hội đã cho phép triển khai loại hợp đồng BT.

Để bảo đảm xử lý tổng thể, giải quyết các tồn tại, vướng mắc và khơi thông nguồn lực đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) (trong đó có các dự án BT), Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, khẩn trương triển khai các thủ tục theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tiến độ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vào tháng 10/2024.

Đồng thời, để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị hồ sơ sửa đổi Luật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập gồm các bộ, ngành có liên quan (Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Giao thông vận tải; Xây dựng; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Y tế, Giáo dục và Đào tạo; Công Thương;...) và các chuyên gia am hiểu lĩnh vực; đề xuất Thủ tướng Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo (nếu cần thiết), hoàn thành trước ngày 10/7/2024.

Phương Nhi