• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 3): 'Tuyệt chiêu' của sâm Hàn

(Chinhphu.vn) - Bằng chiến lược phát triển thương hiệu hợp lý, sản phẩm sâm Hàn Quốc đã và đang được phân phối rộng khắp đến nhiều quốc gia trên thế giới.

23/07/2025 06:09
Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 3): 'Tuyệt chiêu' của sâm Hàn- Ảnh 1.

Vẫn duy trì các mô hình trồng sâm bán hoang dã, nhưng để đạt sản lượng hằng năm hàng chục nghìn tấn, Hàn Quốc trồng sâm theo mô hình công nghiệp, không lệ thuộc vào rừng

Nhân sâm Hàn Quốc có lịch sử 500 năm. Trong 500 năm ấy, Hàn Quốc đã xây dựng thành một "đế chế" nhân sâm để báu vật này vang danh khắp thế giới, mang về hàng tỷ USD mỗi năm.

Bắt tay 2 nhà

Với cách tiếp cận từ nhu cầu thị trường, các nhà khoa học và doanh nghiệp Hàn Quốc đã bắt tay nhau để tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, phục vụ đa dạng đối tượng, phân khúc khách hàng, không chỉ người giàu mới có khả năng sử dụng. 

Bên cạnh sâm tươi, sâm sấy khô, các doanh nghiệp của Hàn Quốc đã chế biến sâm thành các sản phẩm đa dạng, như dạng túi, dạng cao cô đặc, sâm thái lát thường, dạng bột, dạng viên nang… và kể cả những viên kẹo, mang lại giá trị gia tăng cao.

GS.TS Park Jeong-hill (Đại học Quốc gia Seoul, nguyên Chủ tịch Hội nhân sâm Hàn Quốc) chia sẻ, sự thành công của nhân sâm là nhờ kinh nghiệm trồng nhân sâm được đúc kết trong 500 năm qua, cùng với việc không ngừng nghiên cứu các phương pháp trồng trọt khoa học. "Phương pháp trồng trọt chính là tiêu chuẩn để có thể trồng nhân sâm quy mô lớn. Đây là yếu tố quan trọng để sản xuất hàng loạt", GS Park nói.

Cùng với việc duy trì các mô hình trồng sâm bán hoang dã, nhưng để đạt sản lượng hằng năm hàng chục nghìn tấn, Hàn Quốc trồng sâm theo mô hình công nghiệp, không lệ thuộc vào rừng.

Miệt mài nghiên cứu về dược tính chính là tạo những "tín chỉ" về giá trị của nhân sâm. Hàn Quốc có tạp chí khoa học riêng nghiên cứu sâm từ năm 1976 (Journal of Ginseng Research). Qua đó, mọi người trên thế giới có thể tiếp cận các báo cáo, nghiên cứu khoa học mới nhất về sâm Hàn. Nhưng tầm vóc lớn hơn là Viện Nghiên cứu quốc gia (RDA). Viện này chịu trách nhiệm chính về sự phát triển đa dạng hóa sản phẩm, cải thiện năng suất và chất lượng, cải tiến quy trình nhân giống, trong đó có trách nhiệm chứng minh giá trị dược học của nhân sâm.

Ngay từ những năm 1975, tại Hàn Quốc đã thành lập Hội Học thuật về nhân sâm Hàn Quốc (Korean Society of Ginseng - KSG), với khoảng 1.200 thành viên là các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về sâm. KSG mỗi năm tổ chức 2 lần hội nghị học thuật và 4 năm/lần hội nghị quốc tế quy mô lớn chuyên đề về sâm. KSG cũng hỗ trợ 20-30 dự án nghiên cứu mỗi năm, với số tiền tổng cộng 1-1,5 triệu USD/năm.

Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 3): 'Tuyệt chiêu' của sâm Hàn- Ảnh 2.

Tại nhà máy Buyeo (Nam Chungcheong), toàn bộ quy trình sản xuất hồng sâm, từ rửa, sấy đến kiểm định, đều tuân thủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt của công ty - Ảnh: Koreajoongangdaily

Bài học xây dựng thương hiệu

Hiện sâm Hàn Quốc xuất khẩu sang hơn 90 nước, chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu. Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu chính là "tuyệt chiêu" để sâm Hàn chiếm lĩnh thị trường.

Không chỉ quảng bá theo cách thông thường, các doanh nghiệp sản xuất nhân sâm Hàn Quốc đã liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức các tour tham quan cơ sở trồng trọt và chế biến nhân sâm.

Theo đó, gần như 100% số tour đi Hàn Quốc đều ghé các cửa hàng bán sâm, cũng có tour đi đến cả vườn trồng sâm. Khách ghé những điểm này không hẳn ai cũng mua, nhưng nếu đã mua thì giá trị hóa đơn bao giờ cũng rất lớn. 

Tại các cửa hàng sâm, hướng dẫn viên sẽ tập trung giới thiệu về vai trò sâm trong đời sống Hàn Quốc. Người Hàn gần như sử dụng sâm hằng ngày như một nguồn dinh dưỡng cho cuộc sống bận rộn hay để phục hồi sức khỏe sau những cơn bệnh. Đặc biệt, cách tiếp thị của họ không tạo cảm giác "ép" khách phải mua sâm nên ít gây khó chịu cho du khách.

Đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội, văn hóa, sâm được xem là một trong những biểu tượng của Hàn Quốc.

Quy mô của thị trường khoảng 1.140 triệu USD đưa quốc gia này trở thành nhà phân phối sâm lớn nhất thế giới.

Để thúc đẩy ngành sâm phát triển bền vững, Hàn Quốc còn ban hành đạo luật ngành nhân sâm với mục tiêu bảo vệ và nuôi dưỡng nhân sâm như một sản phẩm nông nghiệp đặc biệt; đồng thời đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của ngành công nghiệp nhân sâm, bằng cách quy định các vấn đề cần thiết cho việc nhân giống, trồng trọt, sản xuất, kiểm tra nhân sâm./.

An Bình

>> Hành trình tỷ đô của nông sản các nước (Kỳ 4): 'Trái vàng' của New Zealand