• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hiểu đúng về vạch kẻ đường mắt võng

(Chinhphu.vn) - Ông Hà Thành Hưng (Hà Nội) hỏi, trong trường hợp di chuyển gặp vạch mắc võng nhưng không có đèn tín hiệu cho phép rẽ hoặc biển báo phụ cho phép phương tiện rẽ phải thì người điều khiển phương tiện phải dừng lại hay phải di chuyển khỏi vạch?

13/03/2025 09:02

Theo quy định tại Điểm e Vạch 4.4 Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020 quy định: "Vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông".

Tuy nhiên, theo Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ thì khi đồng thời bố trí các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực, người tham gia giao thông phải chấp hành loại hiệu lệnh theo thứ tự như sau: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; hiệu lệnh của đèn tín hiệu; hiệu lệnh của biển báo hiệu; hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường. Ông Hưng đề nghị được giải đáp thắc mắc trên.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) trả lời như sau:

Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN41:2024/BGTVT về báo hiệu đường bộ ban hành kèm theo Thông tư số 51/2024/TT-BGTVT ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025).

Tại Điểm "e. Vạch 4.4: Vạch kẻ kiểu mắt võng"

Ý nghĩa sử dụng: vạch kẻ kiểu mắt võng được sử dụng để báo cho người điều khiển không được dừng phương tiện trong phạm vi phần mặt đường có bố trí vạch để tránh ùn tắc giao thông.

Sử dụng vạch kẻ kiểu mắt võng ở các vị trí thích hợp (nút giao xử lý điểm đen tai nạn giao thông, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, nút giao với đường sắt, cổng trường học, bệnh viện, trung tâm y tế, trung tâm hành chính). 

Vạch kẻ kiểu mắt võng có thể sử dụng để xác định phạm vi cấm dừng trong phạm vi nút giao cùng mức, trên nhánh dẫn cửa vào hoặc cửa ra của nút giao hoặc những vị trí mặt đường không cho phép dừng xe. Tùy theo mặt bằng nút giao rộng, hẹp để bố trí vạch 4.4 như dưới đây để bảo đảm cân đối, mỹ quan.

Đối với các tuyến đường bộ trên địa bàn TP. Hà Nội, phương án tổ chức giao thông của các nút giao do Sở Giao thông vận tải Hà Nội (nay là Sở Xây dựng) và các cơ quan chức năng của Thành phố tổ chức quản lý, khai thác. Đề nghị ông liên hệ với Sở Xây dựng phản ánh cụ thể về vị trí nút giao, tuyến đường để được rà soát, hỗ trợ xem xét cụ thể tình huống tổ chức giao thông.

Chinhphu.vn