• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hỗ trợ tối đa cho Gia Lai phòng, chống dịch COVID-19

(Chinhphu.vn) - Các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho tỉnh Gia Lai dập dịch.

04/02/2021 09:10
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra việc phòng, chống dịch COVID-19 tại BVĐK tỉnh Gia Lai. Ảnh: Báo Gia Lai
Ngày 3/2, đoàn công tác phòng, chống dịch COVID-19 do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên làm trưởng đoàn, cùng với nhiều chuyên gia y tế dự phòng, xét nghiệm, quản lý môi trường y tế, khám chữa bệnh, kiểm soát bệnh truyền nhiễm… đã làm việc với tỉnh Gia Lai.

Tính đến ngày 3/2, Gia Lai đã ghi nhận 14 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại 5 địa phương, gồm huyện Ia Pa, Krông Pa, Phú Thiện, thị xã Ayun Pa và TP. Pleiku. Các trường hợp này đang cách ly điều trị tại Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa (8 ca), Krông Pa (3 ca), Phú Thiện (1 ca) và 2 ca tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai. Các ca bệnh đều chưa có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, sức khỏe ổn định.

Ngành y tế tỉnh đã huy động tối đa nhân, vật lực, cùng với sự chi viện của các đơn vị khác nỗ lực điều tra dịch tễ, truy vết hơn 5.500 trường hợp, trong đó, 1.197 trường hợp F1 và gần 4.300 trường hợp F2; cách ly hơn 1.321 công dân tại 14 điểm cách ly tập trung của tỉnh.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Võ Ngọc Thành đề xuất Bộ Y tế hỗ trợ trang thiết bị và chuyên gia để thiết lập 1 bệnh viện dã chiến (BVDC) với công suất 200 giường để điều trị bệnh nhân; hỗ trợ thêm vật tư tiêu hao, hóa chất khử khuẩn và trang phục phòng hộ chống dịch, máy xét nghiệm Real-Time-PCR và bộ kit xét nghiệm; hỗ trợ các thiết bị cần thiết cho công tác khám, điều trị; công tác đào tạo, tập huấn trong phòng-chống dịch.

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Gia Lai báo cáo về tình hình dịch bệnh, các thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đều khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa cho tỉnh dập dịch.

PGS.TS. Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM cho biết, trong ngày 4/2, Viện sẽ điều 1 máy xét nghiệm tự động kèm theo sinh phẩm từ Viện Pasteur Nha Trang với công suất khoảng 1.500 mẫu/ngày. Sau đó tiếp tục điều 1 máy của Viện Pasteur TPHCM, đảm bảo công suất xét nghiệm tối đa 3.000 mẫu/ngày cho Gia Lai trong giai đoạn cao điểm.

Công tác truy vết các trường hợp F1, F2… cũng đang được Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên thực hiện có hiệu quả. “Viện sẽ bám trụ, hỗ trợ Gia Lai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ”, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên Viên Chinh Chiến khẳng định.

Thành lập 2 BVDC tại Gia Lai

Thời gian tới, dự báo tình hình dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường, virus biến chủng, có tốc độ lây lan rất nhanh, vì thế Gia Lai dự kiến lấy Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa, Trung tâm Điều trị chất lượng cao của Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai để làm BVDC khi dịch bùng phát.

Về vấn đề thành lập BVDC, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên lưu ý, BVDC chỉ dùng chữa trị các ca mắc COVID-19, tuyệt đối không được để các bệnh khác vào khám, điều trị. Do đó, nếu lấy Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa làm BVDC phải tính toán đến việc phân luồng, hướng dẫn bệnh nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh khác. Trung tâm Điều trị chất lượng cao tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai mới xây dựng, chưa sử dụng, đã có cơ sở vật chất ban đầu đã đảm bảo, tuy nhiên, khi làm BVDC cần trang bị thêm cơ sở vật chất.

Đối với việc xây dựng BVDC, Thứ trưởng giao Cục Khám chữa bệnh, BV Bạch Mai, BV Chợ Rẫy, Sở Y tế Gia Lai hướng dẫn công tác phòng, chống dịch ở tuyến huyện có ca bệnh; khảo sát thực tế cơ sở để lập bệnh viện, đồng thời khảo sát toàn bộ cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Gia Lai (kể cả quân y, tư nhân) để đưa lực lượng, cơ sở vật chất vào bệnh viện. Sau đó, xây dựng ngay phương án BVDC, phân công nhiệm vụ cụ thể; xây dựng lực lượng khoa, phòng và phân công nhiệm vụ cụ thể tại các khoa, phòng này. Đối với trang thiết bị, vật tư tại BVDC, cần tính toán để có phương án huy động, mua sắm hoặc đề nghị hỗ trợ. Cuối cùng, cần xây dựng quy trình tiếp nhận, điều trị bệnh nhân tại bệnh viện.

Thứ trưởng cũng lưu ý tỉnh Gia Lai cần phải tăng cường tuyên truyền công tác phòng, chống dịch trong vùng đồng bào dân tộc thiếu số, thực hiện phương châm “4 tại chỗ”, thực hiện mục tiêu kép.

Tỉnh cần kích hoạt lại toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch; nhanh chóng lập các tổ phòng, chống dịch cộng đồng; các địa phương chưa có dịch cũng phải có phương án sẵn sàng chống dịch.

Bên cạnh đó, thần tốc truy vết các F1, đẩy nhanh xét nghiệm ưu tiên F1, đối tượng có nguy cơ cao; tổ truy vết phải đưa ra lộ trình dịch tễ cụ thể, phải sàng lọc được đâu là đối tượng F1, đối tượng nguy cơ.

Về lâu dài, Gia Lai cần xây dựng kịch bản cách ly số đông trên 1.000 người và điều trị cho trên 100 ca; xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Tỉnh cũng cần quan tâm hỗ trợ đội ngũ làm công tác phòng, chống dịch và những người đang cách ly để mọi người đón Tết vui vẻ, an toàn.

Ngoài phòng, chống dịch  COVID-19, cần chú trọng công tác phòng, chống các dịch bệnh khác./.