Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Hùng làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ do ảnh hưởng chất độc da cam thì được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn, do ông quá tuổi lao động nên không cần giám định y khoa, cần làm đơn xin xác nhận vô sinh, trong đó UBND phường phải ghi rõ: “Từ khi kết hôn không có con (vô sinh)”.
Tuy nhiên, UBND phường nơi ông Hùng cư trú chỉ xác nhận ông có hộ khẩu tại đây nên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chưa chấp nhận. Ông Hùng đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn để ông được hưởng quyền lợi theo quy định.
Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Trường hợp của ông Trần Việt Hùng, hồ sơ đề nghị xác nhận theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 như sau: Trường hợp không có vợ (chồng), có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì hồ sơ, thủ tục xác nhận thực hiện như sau:
Cá nhân lập bản khai kèm một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 27 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi UBND cấp xã; UBND cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
Tại biểu mẫu HH1 mục tình trạng bệnh tật, sức khỏe hiện nay đề nghị ông ghi rõ: Năm 1989 kết hôn đến năm 2010 vợ chết (2 người không có con) đến năm 2018 ông kết hôn với người khác, đến nay cũng không có con.
Đề nghị ông hoàn thiện hồ sơ theo các quy định nêu trên và làm thủ tục tại cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội tại địa phương để có căn cứ xem xét xác nhận hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.