• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hướng dẫn xác nhận thương binh, liệt sĩ không còn giấy tờ

(Chinhphu.vn) – Bà Trương Thị Hồng sinh năm 1953, là cựu thanh niên xung phong (TNXP) thuộc Hội TNXP xã Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Bà Hồng cùng đồng đội đã từng có thời gian phục vụ trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

12/08/2015 08:02

Bà Hồng được biết đã có hướng dẫn về việc xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ.

Tuy nhiên, theo phản ánh của bà Hồng, trong thực tế, khi làm hồ sơ để xét duyệt, bà Hồng và một số đồng đội vẫn bị yêu cầu phải có giấy xác nhận thương tật bản gốc, trong khi bà Hồng và một số đồng đội không còn giấy chứng thương và giấy tờ điều trị trong thời kỳ đó.

Bà Hồng hỏi, bà cần có giấy tờ gì thay thế để làm thủ tục hưởng chế độ thương binh?

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời bà Hồng như sau:

Hiện nay, việc xác nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thực hiện theo Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH- BQP ngày 22/10/2013 của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Quốc phòng.

Trường hợp đến nay không còn giấy tờ căn cứ xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh được thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP. Theo đó, người bị thương nếu có đủ căn cứ sau đây cũng được xem xét:

Căn cứ chứng minh quá trình tham gia cách mạng: Người tham gia cách mạng sau đó thoát ly tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước phải có một trong các giấy tờ sau: Lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân, quyết định phục viên xuất ngũ, thôi việc, hồ sơ bảo hiểm xã hội hoặc các giấy tờ tài liệu có giá trị pháp lý lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước hoặc đã được hưởng trợ cấp theo các quyết định số 47/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002; Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg ngày 08/11/2005, Quyết định số 142/2008/QĐ-TTg ngày 27/10/2008; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9/11/2011; Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20/8/2010; Quyết định số 40/2011/QĐ-TTg ngày 27/7/2011.

Người hoạt động không thoát ly và sau đó không tiếp tục tham gia công tác tại các cơ quan nhà nước thì phải có bản khai chi tiết quá trình tham gia cách mạng, có xác nhận của uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

Căn cứ chứng minh bị thương trong chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu: Giấy tờ có ghi sức ép hoặc chấn thương, danh sách quân nhân bị thương (hoặc người bị thương) của cơ quan, đơn vị quản lý đối tượng khi bị thương có ghi tên cá nhân bị thương;  giấy tờ, tài liệu của cơ quan, đơn vị lập từ ngày 31/12/1994 trở về trước có ghi nhận cá nhân bị thương khi tham gia chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu. 

Đối chiếu với các tiêu chuẩn nêu trên, nếu đủ điều kiện xem xét theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 28/2013/TT-BLĐTBXH-BQP, đề nghị bà Hồng liên hệ trực tiếp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội địa phương hoặc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh nơi cư trú để được hướng dẫn cụ thể theo thẩm quyền.

Chinhphu.vn