• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kết hôn khi chưa đủ tuổi, mức phạt thế nào?

(Chinhphu.vn) - Vợ chồng ông Phạm Văn Trường (Hưng Yên) sinh con năm 2019, khi đó, cả hai chưa đủ tuổi và chưa đăng ký kết hôn. Nay ông Trường mới đăng ký kết hôn và làm giấy khai sinh cho con, vậy vợ chồng ông có phải nộp phạt hành chính không? Nếu có thì mức phạt là bao nhiêu?

25/05/2022 07:02

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời ông Phạm Văn Trường như sau:

Khoản 8, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.

Không có quy định xử phạt việc khai sinh muộn

Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 (tình trạng còn hiệu lực) quy định, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con thì cha, mẹ, ông, bà hoặc người thân thích có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Theo quy định này thì nếu quá thời hạn 60 ngày mà những người có trách nhiệm khai sinh không thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con thì bị coi là đăng ký khai sinh quá hạn.

Trước đây, tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, thì đối với hành vi không đăng ký khai sinh đúng thời hạn bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

Kể từ ngày 1/9/2020, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã có hiệu lực, thay thế Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, đã bỏ quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không thực hiện việc đăng ký khai sinh đúng thời hạn quy định. Khi thực hiện đăng ký khai sinh quá hạn, người đăng ký không bị xử phạt theo bất kỳ hình thức nào, kể cả hình thức phạt tiền.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp ông Phạm Văn Trường và vợ, năm 2019 chung sống, sinh con khi chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn. Đến nay ông Trường và vợ mới đi đăng ký kết hôn thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn.

Về việc đăng ký khai sinh quá hạn cho con, hiện nay pháp luật không quy định bất kỳ hình thức xử lý vi phạm hành chính nào, kể cả hình thức phạt tiền.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.