• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Khai thác nước hồ chứa phải có giấy phép?

(Chinhphu.vn) – Tất cả công trình đã khai thác, sử dụng nước từ nguồn nước (bao gồm cả công trình thủy lợi) trước ngày Luật Tài nguyên nước 2012 có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2013) phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

14/10/2018 07:02
Việc khai thác nước của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thuộc đối tượng phải có giấy phép
Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thuỷ lợi Ninh Thuận hiện khai thác và quản lý 21 hồ chứa nước.

Căn cứ Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 thì các hồ chứa lưu lượng khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp lớn hơn hoặc bằng 0,1m3/giây phải làm giấy phép khai thác nước mặt.

Tuy nhiên, khi Luật Thủy lợi năm 2017 được ban hành, có ý kiến cho rằng các hồ chứa đã đi vào vận hành trước năm 2013 (trước khi Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ban hành) thì không thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các hồ chứa.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, việc không cần làm giấy phép này là đúng hay sai?

Về vấn đề này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 3, Điều 44 của Luật Tài nguyên nước, thì tất cả trường hợp khai thác, sử dụng nước không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 44 của Luật Tài nguyên nước đều phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Theo đó, tất cả công trình đã khai thác, sử dụng nước từ nguồn nước (bao gồm cả công trình thủy lợi) trước ngày Luật Tài nguyên nước năm 2012 có hiệu lực thi hành (ngày 1/1/2013) phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước việc khai thác nước của các hồ chứa thủy điện, thủy lợi thuộc đối tượng phải có giấy phép. Luật Thủy lợi năm 2017 không sửa đổi, bổ sung đối tượng phải có giấy phép quy định tại Điều 44 của Luật Tài nguyên nước và cũng không quy định các công trình khai thác nước trước ngày Luật Tài nguyên nước có hiệu lực thì không phải có giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Vì vậy, yêu cầu Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Ninh Thuận khẩn trương thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt cho các hồ chứa thuộc đối tượng phải có giấy phép do Công ty quản lý theo đúng quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Chinhphu.vn