Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Địa phương của ông Bùi Mạnh Cường (Hà Nội) có một dự án đầu tư công do UBND huyện quyết định chủ trương và quyết định dự án đầu tư (dự án chỉ phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật). Tổng mức đầu tư tại quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự kiến là 5 tỷ đồng (và có ghi là tổng mức đầu tư sẽ được chuẩn xác tại quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền - là UBND huyện).
Khi lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật thì tổng mức đầu tư được phòng chuyên môn thẩm định có giá trị lớn hơn 5 tỷ đồng (nội dung đầu tư theo chủ trương đã được duyệt). UBND huyện đã ra quyết định phê duyệt dự án (báo cáo kinh tế - kỹ thuật) có tổng mức đầu tư theo giá trị đã được thẩm định (lớn hơn 5 tỷ đồng).
Ông Cường hỏi, UBND huyện có cần thiết phải ra thêm một quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư nữa không?
Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 40 Nghị định số 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Đầu tư công, “trong quá trình thẩm định chương trình, dự án đầu tư công với những nội dung quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này phải rà soát, đối chiếu với các quy định trong quyết định chủ trương đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Những chỉ tiêu về quy mô, tổng mức đầu tư của dự án, bao gồm cơ cấu vốn không được vượt quá mức đã quy định trong quyết định chủ trương đầu tư.
Trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh tăng quy mô, làm tăng tổng mức đầu tư của chương trình, dự án so với quy định tại quyết định chủ trương đầu tư phải báo cáo cơ quan quyết định chủ trương đầu tư cho ý kiến và phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn.
Nếu điều chỉnh tăng quy mô, nhưng không làm tăng tổng mức đầu tư và vẫn bảo đảm mục tiêu của dự án như trong quyết định chủ trương đầu tư thì không phải thẩm định lại nguồn vốn và khả năng cân đối vốn”.