• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Không để dân chủ cơ sở chỉ là hình thức

(Chinhphu.vn) - Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh: Công tác dân vận cần phải gần dân, sát dân, hiểu dân; công tác dân vận ở cơ sở phải công khai, minh bạch theo đúng các nguyên tắc xây dựng Đảng, không để dân chủ cơ sở chỉ là hình thức.

28/04/2020 14:55
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP
Cần thực hiện tốt: Trọng dân, gần dân, hiểu dân

Làm việc với Ban Dân vận Thành ủy vào sáng 28/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, công tác dân vận có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước và Hà Nội đang thực hiện nhiệm vụ "kép" vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa tập trung khôi phục và phát triển kinh tế.

Theo Bí thư Vương Đình Huệ, Hà Nội đang thực hiện nới lỏng giãn cách xã hội, đồng thời tập trung triển khai các giải pháp về khôi phục và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó là nhiệm vụ tổ chức đại hội đảng bộ các cấp. Vì vậy, cuộc làm việc với Ban Dân vận Thành ủy nhằm xác định rõ những định hướng lớn về công tác dân vận từ nay đến hết năm 2020 gắn với những nhiệm vụ trên, để ngành dân vận tham mưu cùng với các cấp ủy, chính quyền thực hiện tốt phương châm: Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin.

Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội cho biết, thời gian qua công tác dân vận chính quyền trên địa bàn Thành phố đã đạt được nhiều kết quả. UBND các cấp đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và điều hành của chính quyền, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy, thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Công tác dân vận chính quyền thời gian qua đã có những khởi sắc, dân chủ trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, cũng như các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội khác; động viên được đông đảo nhân dân tham gia xây dựng chính quyền. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của chính quyền Thành phố cải thiện qua các năm. Thanh tra công vụ được tăng cường, góp phần chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật, tạo được chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân và doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Riêng năm 2019, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp tổ chức 8.597 cuộc giám sát và 1.588 cuộc phản biện xã hội. Thông qua hoạt động này đã tập hợp, huy động sự tham gia của toàn dân trong việc góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy dân chủ ở cơ sở.

Ban Dân vận Thành ủy đã tham mưu tổ chức 4 hội nghị đối thoại cấp thành phố; 30/30 quận, huyện, thị ủy đã tổ chức 147 hội nghị và 584/584 xã, phường, thị trấn tổ chức 964 hội nghị. Thông qua đối thoại, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lắng nghe, tiếp thu ý kiến góp ý, kịp thời giải quyết nhiều kiến nghị, đề xuất, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Tỷ lệ ý kiến được tiếp thu, giải quyết tại cấp quận, huyện, thị xã đạt 97%; tại cấp xã, phường, thị trấn đạt 97,7%.

Trước những diễn biến của dịch bệnh COVID-19, Ban Dân vận chủ động phối hợp nắm tình hình nhân dân, tình hình tôn giáo, dân tộc trên địa bàn; kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các địa phương, đơn vị trong hệ thống dân vận nắm tình hình, tư tưởng, tâm trạng nhân dân trước, trong và sau đại hội đảng bộ các cấp. Đồng thời, Ban cũng nâng cao hiệu quả công tác dự báo tình hình và tham mưu giải quyết kịp thời những vấn đề dân sinh, những vấn đề dân sinh bức xúc.

Xử lý những nguy cơ có thể phát sinh điểm ‘nóng’

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Vương Đình Huệ đánh giá cao Ban Dân vận Thành ủy trong năm 2019 và quý I/2020 đã có nhiều dấu ấn nổi bật trong thực hiện các chủ trương của Trung ương, sự lãnh đạo của Thành ủy. Ban đã tham mưu làm tốt công tác dân vận, làm tốt vai trò Thường trực Ban Chỉ đạo dân chủ cơ sở và Ban Chỉ đạo về công tác tôn giáo. Công tác tôn giáo, dân vận được chú trọng, hiệu quả, có bước cải thiện về vật chất, tinh thần; công tác dân vận của lực lượng vũ trang, của chính quyền được tăng cường, đạt nhiều kết quả quan trọng...

Đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, Ban Dân vận Thành ủy đã nắm khá chắc dư luận quần chúng, tập trung được vào các trọng tâm, trọng điểm, góp phần lan tỏa được phong trào tương thân tương ái, cho thấy được nhiều bản chất tốt đẹp của người dân Thủ đô.

Đánh giá cao việc Ban Dân vận chỉ ra những tồn tại, hạn chế, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng cần công tác dân vận cần phải gần dân, sát dân, hiểu dân hơn nữa. Công tác dân vận cần chú trọng hơn vấn đề trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là tập trung lãnh đạo, xử lý những nguy cơ có thể phát sinh điểm “nóng”.

Đặc biệt nhấn mạnh đến công tác an ninh nông thôn, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho rằng, ở một số nơi hệ thống chính trị ở cơ sở chưa đủ mạnh, tình hình khiếu nại, khiếu kiện còn phức tạp; còn nhiều tổ chức cơ sở đảng yếu kém... vì vậy quan trọng nhất là vấn đề đi vào thực chất, hiệu quả, công khai, minh bạch cho người dân biết theo đúng các nguyên tắc, quy chế trong xây dựng đảng, không bưng bít thông tin, không để dân chủ cơ sở chỉ là hình thức.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý các vấn đề từ nay đến cuối năm như tiếp tục công tác dân vận phục vụ cho đại hội đảng bộ các cấp; tăng cường vai trò giám sát, phản biện xã hội; nắm chắc dư luận xã hội; xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức tốt lấy ý kiến người dân vào văn kiện đại hội đảng các cấp. Bên cạnh đó, tổ chức tốt việc thực hiện Nghị quyết 42/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Gia Huy - Quốc Thanh