Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bà Hường không được trả 40% lương, không đóng BHXH. Theo trả lời của Trung tâm, nếu bà muốn đóng BHXH không bị đứt quãng thì phải tự trả tiền BHXH và đơn vị đóng hộ. Bà Hường hỏi, Trung tâm trả lời như vậy có đúng không? Tại sao bà được cử đi học mà không được hưởng bất kỳ chế độ gì?
Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 85, Khoản 1 Điều 86 Luật BHXH năm 2014; Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cử đi học tập, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc theo quy định. Hàng tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bằng 18% trước ngày 1/6/2017 và từ ngày 1/6/2017 bằng 17,5% quỹ tiền lương tháng và trích 8% tiền lương tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào quỹ BHXH theo quy định.
Trường hợp đơn vị cử bà đi học tập tại nước ngoài là Trung tâm Phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội bị giải thể và sáp nhập vào Trung tâm Phát triển Đại học Quốc Gia Hà Nội tại Hòa Lạc, không trả lương cho bà nằm ngoài quy định của pháp luật về BHXH, không thuộc thẩm quyền của BHXH Việt Nam.
Do bà không được hưởng tiền lương nên không có căn cứ để trích nộp BHXH. Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định người lao động được tự đóng BHXH bắt buộc bao gồm phần thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị. Vì vậy, việc đơn vị hướng dẫn bà tự đóng BHXH bắt buộc bao gồm phần thuộc trách nhiệm đóng của đơn vị là không có cơ sở.
Chinhphu.vn