• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiến nghị xem xét lại việc tính lương hưu đối với quân nhân

(Chinhphu.vn) - Theo quy định tại Nghị định số 33/2016/NĐ-CP ngày 10/5/2016 của Chính phủ thì từ ngày 1/1/2022, thời gian đóng BHXH của nam quân nhân tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 20 năm, sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2% cho đến mức tối đa 75%.

22/07/2022 08:02

Như vậy, để có thể được hưởng mức lương hưu 75%, nam quân nhân phải có đủ 35 năm đóng BHXH.

Bên cạnh đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp một lần cũng thay đổi theo lộ trình.

Cụ thể, nếu bắt đầu tham gia BHXH trước ngày 1/1/1995, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính trong 5 năm cuối; nếu bắt đầu tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 1/1/1995 đến ngày 31/12/2000 thì tính bình quân của 6 năm cuối... Với quân nhân bắt đầu tham gia BHXH từ ngày 1/1/2025 trở đi, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH sẽ được tính theo toàn bộ thời gian tham gia BHXH.

Theo ý kiến của ông Phương Hiền, quy định nêu trên chưa hợp lý bởi, nam sĩ quan có quân hàm từ trung tá trở xuống nghỉ hưu khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ sẽ không có đủ 35 năm đóng BHXH để được hưởng lương hưu 75%, vì nếu nhập ngũ sớm nhất (năm 18 tuổi), nhận sổ hưu năm 52 tuổi (với quân hàm trung tá) thì cũng chỉ có 34 năm đóng BHXH.

Nếu tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH để làm căn cứ tính lương hưu trong toàn bộ thời gian tham gia BHXH thì lương hưu của quân nhân sẽ giảm đáng kể, bởi hầu hết quân nhân đều có nhiều năm là học viên sĩ quan hoặc hạ sĩ quan, chiến sĩ, hưởng phụ cấp và đóng BHXH ở mức thấp.

Sinh viên tốt nghiệp đại học thông thường đã 22 tuổi, nếu nhập ngũ năm 23 tuổi thì để có đủ 35 năm đóng BHXH cần phải nhận sổ hưu ở tuổi 58, nghĩa là phải có quân hàm đại tá. Tất nhiên số này sẽ không nhiều, bởi vậy, hầu hết sinh viên nhập ngũ sau khi tốt nghiệp đại học sẽ không có đủ thời gian đóng BHXH để nhận lương hưu 75%.

Điều này cộng hưởng với việc người tham gia BHXH sau thời điểm ngày 1/1/2025 sẽ phải tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH theo toàn bộ thời gian khiến lương hưu của quân nhân càng giảm thêm nữa.

Từ những phân tích trên, ông Phương Hiền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại việc tính hưởng chế độ hưu trí đối với quân nhân.

Về vấn đề này, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng trả lời như sau:

Nội dung phản ánh, nêu vấn đề của ông Hiền mới chỉ nhìn nhận, đánh giá theo một phía mà chưa phản ánh đầy đủ, khách quan, toàn diện các vấn đề mang tính nguyên tắc của Luật BHXH và quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với quân đội, trong đó có chế độ ưu đãi về BHXH.

Hiện nay, Luật BHXH năm 2014 đang tiếp tục được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất sửa đổi; Bộ Quốc phòng đang chỉ đạo giao cơ quan chức năng tiến hành rà soát những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong quân đội để nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung.

Chinhphu.vn