• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1100/QĐ-TTg ngày 4/10/2024 kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

04/10/2024 16:44
Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp- Ảnh 1.

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức của Ban Chỉ đạo

Quyết định số 1100/QĐ-TTg nêu rõ Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp (Ban Chỉ đạo) được kiện toàn trên cơ sở Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành lập theo Quyết định số 98/2000/QĐ-TTg ngày 17/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ.

Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ. Phó Trưởng ban thường trực là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Phó Trưởng ban chuyên trách: Duy trì 02 Phó Trưởng ban như hiện nay tại Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 3/1/2020 và Quyết định số 286/QĐ-TTg ngày 6/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Các Ủy viên Ban Chỉ đạo gồm: Ủy viên chuyên trách (tối đa 01 vị trí); Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và Thứ trưởng các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Công an, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngoài ra, Ủy viên Ban Chỉ đạo còn có Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Bí thư Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy viên - Thư ký Ban Chỉ đạo là Vụ trưởng Vụ Đổi mới doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ.

Ngoại trừ các vị trí thành viên chuyên trách theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Ban Chỉ đạo còn lại đều hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm theo quy định.

Chức năng của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp là tổ chức phối hợp liên ngành có chức năng nghiên cứu, tư vấn, khuyến nghị, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ định hướng chiến lược, giải pháp thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp.

Ban Chỉ đạo giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức liên quan để giải quyết những vấn đề vướng mắc, bất cập về cơ chế chính sách, về tổ chức thực hiện trong sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; phát triển doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác; việc chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành doanh nghiệp. Nghiên cứu, đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Quyền hạn của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo được trực tiếp làm việc hoặc mời lãnh đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tổ chức, hiệp hội, chuyên gia, doanh nghiệp liên quan tham dự các cuộc họp, các buổi làm việc của Ban Chỉ đạo liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Tổ chức các đoàn công tác làm việc, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp trong việc thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thuộc lĩnh vực theo dõi của Ban Chỉ đạo.

Được đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, doanh nghiệp báo cáo, cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và thực hiện các quyền hạn khác được Thủ tướng Chính phủ giao.

Văn phòng Chính phủ là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban Chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Vụ Đổi mới doanh nghiệp thuộc Văn phòng Chính phủ là bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo; bố trí khoảng 3-5 người trong biên chế của Vụ Đổi mới doanh nghiệp chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo. Số lượng cụ thể theo yêu cầu của Trưởng Ban.

Phương Nhi