• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Làm gì để 'định vị' hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới?

(Chinhphu.vn) - Sáng 4/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ và trang Việt Nam đầu tư tổ chức Hội thảo “Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới”, với mục tiêu đưa ra các giải pháp và chiến lược mới cho ngành lúa gạo trong bối cảnh thị trường và công nghệ đang có những thay đổi mạnh mẽ.

04/04/2025 14:12
Làm gì để 'định vị' hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới?- Ảnh 1.

Các đại biểu tham dự Hội thảo "Định vị hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới" - Ảnh: VGP/LS

Phát triển ngành lúa gạo Việt Nam hướng đến nâng cao giá trị và chất lượng 

Hiện nay trên thị trường xuất khẩu có 3 loại: Gạo thường, gạo chất lượng cao và gạo cấp cao. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu phần lớn là gạo chất lượng cao, khi chiếm tới 60-70%, gạo cao cấp có tên thương hiệu chiếm khoảng 15%, 10-15% còn lại là gạo thường. Các thống kê cho thấy, phân khúc gạo cao cấp của Việt Nam ít bị cạnh tranh bởi các nước xuất khẩu khác. Gạo của Việt Nam hiện có mặt ở nhiều quốc gia, nhiều thị trường khó tính nhờ chất lượng cao.

Theo bà Trần Thị Thanh Bích, Tổng Biên tập Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ, năm 2024, ngành gạo Việt Nam đã tạo dấu ấn đặc biệt với sản lượng xuất khẩu đạt kỷ lục 9,18 triệu tấn, với kim ngạch xuất khẩu đạt 5,75 tỷ USD, giữ vững vị thế là một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng, đồng thời mở ra kỳ vọng cho một năm mới tiếp tục gặt hái thành công. Điều đó khẳng định vị lúa gạo không chỉ là trụ cột của nền kinh tế nông nghiệp mà còn là niềm tự hào của xuất khẩu Việt Nam.

Bà Thanh Bích đặt vấn đề: Vậy làm sao để giữ giá gạo xuất khẩu ổn định? Làm sao để đảm bảo cân đối cung - cầu ngành lúa gạo? Làm sao tăng thu nhập cho người dân? Và làm sao để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp uy tín yên tâm phát triển?

Làm gì để 'định vị' hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới?- Ảnh 2.

Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/LS

Khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trên thị trường thế giới

Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ cho rằng, ngành hàng lúa gạo Việt Nam có vai trò quan trọng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và thế giới. Trong đó, ngành hàng lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời gian qua đạt nhiều thành tựu to lớn, đóng góp 50% sản lượng lúa và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu, là vùng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hạt gạo của Việt Nam đã được khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.

Tuy nhiên, ngành hàng lúa gạo có những bước thăng trầm, đời sống của người nông dân trồng lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập của người trồng lúa còn thấp hơn so với một số lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác. Bên cạnh đó, sản xuất lúa cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, vấn đề môi trường, vấn đề chất lượng yêu cầu ngày càng cao, vấn đề thương hiệu…

Ông Hè cũng cho biết, đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm phát thải gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 là một cơ hội, là giải pháp để tiếp tục thúc đẩy ngành hàng lúa gạo phát triển. Việc triển khai đề án trong thời gian qua đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường cùng các tỉnh, thành phố trong khu vực tích cực triển khai ngay từ bước ban đầu.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Quốc Hà, quyền Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Khu vực 14 (gồm Cần Thơ, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu và Vĩnh Long) cho biết, NHNN luôn xác định nông nghiệp, nông thôn trong đó có lĩnh vực lúa gạo là lĩnh vực được ưu tiên và tập trung vốn để đầu tư. Thời gian qua, NHNN và ngành ngân hàng trên địa bàn các khu vực đã triển khai nhiều giải pháp về tín dụng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh lúa gạo nói riêng, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội nói chung.

Căn cứ vào diễn biến, tình hình thực tế trên thị trường, NHNN đã có nhiều văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của thương nhân, doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực lúa gạo; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng để phục vụ sản xuất kinh doanh, như duy trì hạn mức tín dụng đã cấp, giảm lãi suất cho vay, miễn giảm các loại phí dịch vụ, linh hoạt trong việc áp dụng cơ chế bảo đảm tiền vay, đa dạng hóa các chương trình, sản phẩm tín dụng phù hợp.

NHNN cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng triển khai và nâng quy mô Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản lên khoảng 100.000 tỷ đồng và mở rộng phạm vi Chương trình đối với lĩnh vực nông, lâm, thủy sản (thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên).

Kết quả, tín dụng đối với ngành hàng lúa gạo tại khu vực ĐBSCL luôn có mức tăng trưởng cao, đến cuối tháng 12/2024 đạt 121.595 tỷ đồng, tăng khoảng 16% so với cuối năm 2023, chiếm khoảng 55% dư nợ tín dụng lúa, gạo toàn quốc. Trong đó, dư nợ tín dụng phục vụ mục đích trồng trọt chiếm khoảng 18%, phục vụ mục đích thu mua, tiêu thụ chiếm khoảng 70%, phục vụ mục đích chế biến, bảo quản chiếm khoảng 12%.

Làm gì để 'định vị' hạt gạo Việt Nam trong kỷ nguyên mới?- Ảnh 3.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) phát biểu tại Hội thảo - Ảnh: VGP/LS

Hỗ trợ về tài chính, cơ sở hạ tầng cho xuất khẩu lương thực

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, xuất khẩu gạo đang trên đà phát triển mạnh mẽ, thể hiện qua số liệu xuất khẩu ấn tượng và định hướng nâng cao giá trị sản phẩm.

Theo ông Nam, xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng mạnh, từ 6 triệu tấn những năm trước lên 7,5 triệu tấn năm 2022 và vượt lên 9,18 triệu tấn năm ngoái, doanh thu trên 5,7 tỷ USD. Ngoài lúa gạo của Việt Nam, các doanh nghiệp còn nhập khẩu lúa từ Campuchia với khoảng 3 triệu tấn năm 2023 và 3,8 triệu tấn năm 2024.

Ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong quý I năm nay đạt 2.250.160 tấn, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đang có sự chuyển dịch tích cực, với xu hướng tăng tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản và các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao.

Ông Đỗ Hà Nam kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ về chính sách tài chính, cơ sở hạ tầng để tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu lương thực, trong đó có gạo.

Việt Nam đặt mục tiêu tiếp tục nâng cao chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu, hướng tới việc giảm tỉ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình, đồng thời tăng tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản. Cụ thể, đến năm 2025, tỉ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình sẽ giảm xuống không quá 15%, trong khi tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản sẽ tăng lên khoảng 40%. 

Đến năm 2030, các mục tiêu này còn tham vọng hơn, với tỷ trọng gạo trắng phẩm cấp thấp và trung bình không quá 10% và tỉ trọng gạo thơm, Japonica, gạo đặc sản khoảng 45%.

Liên kết chuỗi để phát triển bền vững

TS. Lê Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội ngành hàng Lúa gạo Việt Nam (VIETRISA) cho rằng, muốn phát triển hạt gạo Việt Nam bền vững phải liên kết theo chuỗi đã được chứng minh bằng kết quả tích cực thực hiện 7 mô hình thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp, tăng trưởng xanh tại 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL giai đoạn 2024-2025.

Mục tiêu chính của đề án là giữ vững vai trò nòng cốt của sản xuất lúa gạo trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; phát triển nông nghiệp ĐBSCL theo hướng bền vững, thuận thiên và nâng cao thu nhập cho người trồng lúa; tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi ngành hàng lúa gạo, nâng cao giá trị gia tăng, áp dụng quy trình canh tác bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế về bảo vệ môi trường.

“Hỗ trợ cho bà con nông dân để tăng sức chống chịu trước những biến động thị trường là mục tiêu lớn nhất của Đề án”, ông Tùng nhấn mạnh.

Để đạt được những mục tiêu này, Đề án tập trung vào các hoạt động chính như: Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cải thiện các trung tâm hậu cần; đổi mới sáng tạo và cải tiến các gói kỹ thuật dựa trên kỹ thuật 1P5G; hỗ trợ tái tổ chức sản xuất nông hộ thông qua tăng cường các tổ chức nông dân và hợp tác xã; đào tạo và chuyển giao công nghệ cho nông dân về canh tác bền vững, quản lý trang trại, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và các lĩnh vực liên quan đến giám sát, báo cáo và thẩm định tín chỉ carbon (MRV).

Đồng thời, huy động các nguồn lực tài chính và kỹ thuật trong nước và quốc tế; phát triển thị trường gạo carbon thấp, bao gồm xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường cho gạo carbon thấp của ĐBSCL và Việt Nam; cải thiện hệ sinh thái trong nước để hỗ trợ chuyển đổi ngành lúa gạo, bao gồm khả năng tiếp cận tài chính, cơ chế chi trả carbon và cơ chế chia sẻ lợi ích…

Lê Sơn