• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Lấy ý kiến về Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan

(Chinhphu.vn) - Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo “Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan: Từ ý tưởng đến hiện thực”.

15/03/2024 21:07
Lấy ý kiến về Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan- Ảnh 1.

Quang cảnh Hội thảo - Ảnh: VGP/Minh Trang

Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo (Việt Nam) cũng như Khu Thương mại biên giới Densavan (Lào) được hình thành xuất phát từ lợi thế của khu vực, mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa hai nước, chủ trương của hai Bộ Chính trị cũng như sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Lào trong việc lựa chọn và thiết lập một khu vực chung, cho phép áp dụng thí điểm những chính sách đặc thù.


Trải qua 26 năm xây dựng phát triển, Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo có những đổi thay mạnh mẽ, hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ được đầu tư xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư và đời sống dân sinh tại khu vực.


Đặc biệt, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, người và phương tiện xuất nhập cảnh ra vào Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo ngày càng tăng, thúc đẩy hoạt động giao thương trên Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.


Trong xu thế phát triển, việc nghiên cứu xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan là vấn đề đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước của Việt Nam và Lào cũng như lãnh đạo tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet đặc biệt quan tâm.


Từ năm 2015 đến nay, tỉnh Quảng Trị đã chủ động đề xuất với Trung ương phương hướng nghiên cứu xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan. Đặc biệt, tại văn bản số 35-TB/VPTW ngày 21/04/2017 của Văn phòng Ban Chấp hành Trung ương thông báo về kết quả chuyến thăm và làm việc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh Quảng Trị, đã đồng ý việc chọn tỉnh Quảng Trị làm điểm để nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách vượt trội tại Khu kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo và Khu thương mại biên giới Densavan.


Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp tỉnh Quảng Trị xây dựng Đề án phát triển Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan trình Chính phủ. Để triển khai thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã thành lập Tổ công tác 626 phối hợp với hai tỉnh Savannakhet và Salavan (Lào) để nghiên cứu các cơ chế, chính sách hợp tác kinh tế-xã hội đặc thù của tỉnh Quảng Trị phối hợp với 2 tỉnh Salavan, Savannakhet (Lào) trong đó có nội dung xây dựng Đề án “Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan”.


Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng chia sẻ, đây là dịp để giới thiệu, lấy ý kiến tham gia của các nhà khoa học, các cơ quan, đơn vị và cộng đồng doanh nghiệp về nội dung Đề án thí điểm xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo – Densavan. Trong đó, tập trung làm rõ tính khả thi và đề xuất các cơ chế, chính sách ưu đãi tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh tại Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung; giới thiệu mô hình khu thương mại tự do, khu phi thuế quan; giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh, cơ hội đầu tư nhằm thu hút mạnh mẽ các nguồn lực để đầu tư vào khu vực này.

Lấy ý kiến về Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan- Ảnh 2.

Các đại biểu và chuyên gia đi khảo sát thực tế tại Khu Thương mại biên giới Densavan và khu vực cửa khẩu quốc tế Lao Bảo - Ảnh: VGP/Minh Trang

Ý kiến các chuyên gia tại hội thảo khẳng định bối cảnh tình hình mới hiện nay và xu hướng phát triển trong tương lai đặt ra những yêu cầu và cách tiếp cận mới, định hướng phát triển của Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung phải hướng tới hình mẫu “Khu thương mại tự do” kiểu mới, đó là hình thành các trung tâm logistics “thế hệ mới” quốc tế, khu công nghiệp “phát triển xanh”, gắn liền đô thị thông minh, sáng tạo.


Hệ thống cơ chế vận hành cần hướng tới hệ tiêu chuẩn thể chế dành cho khu thương mại tự do mang tầm quốc tế, tỉnh Quảng Trị cần phối hợp chặt chẽ với các địa phương đang nghiên cứu, xây dựng khu thương mại tự do như Hải Phòng, Đà Nẵng, tham khảo các cơ chế đang xin áp dụng thí điểm của các địa phương (Hà Nội, TPHCM, Thanh Hóa, Nghệ An) để đề xuất cơ chế ưu đãi áp dụng cho Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung.


Thống nhất tiếp cận mô hình hai nước hai khu kinh tế (Khu Kinh tế thương mại đặc biệt Lao Bảo của Việt Nam và Khu Thương mại biên giới Densavan của Lào) nhưng có không gian kinh tế chung đó là áp dụng thống nhất một số cơ chế, chính sách ưu đãi cao hơn quy định pháp luật của mỗi nước nhằm thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.


Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động đi lại, trao đổi hàng hóa của cư dân trong Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung, cho phép lao động Việt Nam sang làm việc tại các dự án tại Khu Thương mại biên giới Densavan cao hơn tỉ lệ quy định của Nhà nước Lào.


Tại Hội thảo, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Trị và Savannakhet đã thống nhất đề nghị các bộ, ngành hữu quan của hai nước tham mưu Chính phủ Việt Nam và Lào ký kết hiệp định về thí điểm xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo -Densavan làm cơ sở pháp lý để tỉnh Quảng Trị và tỉnh Savannakhet có căn cứ xây dựng các quy chế phối hợp trong quản lý, vận hành Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung.


Đồng thời tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan của hai nước xây dựng, ban hành, tham mưu Chính phủ ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện. Các doanh nghiệp đầu tư tại Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung mong muốn được pháp luật hai nước bảo vệ quyền lợi theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp trong thời gian hoạt động (thời gian được giao đất, thuê đất). Các cơ chế chính sách áp dụng thí điểm phải quy định thời gian tối thiểu phù hợp để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, mọi thay đổi về chính sách đối với doanh nghiệp phải theo hướng có lợi hơn cho doanh nghiệp đã đầu tư.


Đồng thời, cần có các chính sách, cơ chế, giải pháp xây dựng Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới, tạo động lực mới cho hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào; các giải pháp huy động nguồn vốn, tập trung đầu tư hạ tầng khu vực cửa khẩu hai nước để phát triển dịch vụ logistics và khu công nghiệp, khu thương mại tự do, khu phi thuế quan, thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách vượt trội tại Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo - Densavan.

Minh Trang