Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Hiện nay có nhiều công nghệ, phương pháp cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất và các thiên tai địa chất nhưng thường có tác dụng tốt ở quy mô hẹp. Do vậy, giải pháp hiệu quả và kinh tế trong phòng tránh tai biến địa chất vẫn là quy hoạch không gian sống an toàn.
(Chinhphu.vn) - Trong 22 loại hình thiên tai thì mưa lũ, sạt lở đất là loại hình thiên tai phổ biến nhưng rất khó lường, gây thiệt hại nặng nề nhất về người và tài sản, do vậy chúng ta phải hết sức chú ý triển khai các giải pháp phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra.
(Chinhphu.vn) - Trận mưa giông lớn gây ra lũ quét tại khu vực phường Kỳ Liên, Thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh làm vùi lấp lán trại tạm của nhóm công nhân nhà thầu phụ của Công ty TNHH Xây lắp điện 4 – đơn vị đảm nhận thi công vị trí 28 dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quản Trạch – Quỳnh Lưu làm 3 công nhân tử vong, 4 người khác bị thương.
(Chinhphu.vn) - Chiều 15/11, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế có thông báo hỏa tốc gửi các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cảnh báo các vị trí có nguy cơ lũ quét, lũ ống, sạt lở đất đá vùng đồi núi, sạt lở bờ sông, bờ biển trên địa bàn do ảnh hưởng của mưa lũ từ ngày 15/11.
(Chinhphu.vn) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam đề nghị các huyện tập trung rà soát, kiểm tra thực hiện các biện pháp cảnh báo, ứng phó đối với các khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và thực hiện sơ tán dân.
(Chinhphu.vn) - Tối 12/9, mưa lớn gây ra lũ quét, sạt lở đất tại thị xã Sa Pa, Lào Cai, gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 797/CĐ-TTg ngày 13/9/2023 về việc tập trung khắc phục hậu quả lũ quét tại Lào Cai và chủ động ứng phó mưa lũ ở miền núi, trung du Bắc Bộ.
(Chinhphu.vn) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ra công điện về việc tập trung phòng chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét.
(Chinhphu.vn) - Độ ẩm đất ở các địa phương Quảng Nam đã đạt trạng thái gần bão hoà (trên 95%), nguy cơ cao xảy ra lũ quét các sông suối nhỏ miền núi, sạt lở đất ở sườn dốc tại nhiều địa phương.
(Chinhphu.vn) - Theo Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, bão RAI là cơn bão muộn, diễn biến nhanh và có cường độ rất mạnh diễn ra vào thời điểm cuối năm và lại có hướng di chuyển lên phía Bắc là hết sức bất thường, rất hiếm gặp. Hơn nữa bão còn chịu tương tác của khối không khí lạnh từ phía Bắc nên diễn biến lại càng phức tạp, khó lường.
(Chinhphu.vn) - Ðợt mưa lớn liên tục trong những ngày qua khiến nhiều khu vực ở các tỉnh miền Trung: Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa… bị ngập sâu, nhiều công trình thủy lợi, đường giao thông bị hư hỏng nặng; nhiều khu dân cư bị chia cắt,… lãnh đạo các địa phương đã đi thị sát, đôn đốc các lực lượng tập trung ứng phó mưa lũ, phòng chống dịch bệnh COVID-19.
(Chinhphu.vn) - Chiều 30/11, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 24/CĐ-QG chỉ đạo ứng phó mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất.
(Chinhphu.vn) - Ngày 15/11, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 22/CĐ-VPTT gửi các tỉnh thành phố từ Quảng Trị đến Khánh Hòa và các bộ ngành chỉ đạo ứng phó với diễn biến mưa lũ.
(Chinhphu.vn) - Ngày 7/11, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 512/VPTT gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
(Chinhphu.vn) – Sáng 27/10, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp và đi vào đất liền tỉnh Khánh Hòa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa (tính từ 07h ngày 26/10 đến 07h ngày 27/10) phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm; ở vùng ven biển Bình Định-Phú Yên đã có gió giật cấp 6-7.
(Chinhphu.vn) – Đêm qua các tỉnh khu vực miền Trung từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi xảy ra mưa đặc biệt lớn. Dự báo, từ sáng sớm 23/10 đến ngày 25/10 ở khu vực từ Quảng Trị đến Phú Yên có mưa to đến rất to và dông, các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có lượng mưa phổ biến từ 200-400mm, có nơi trên 450mm.
(Chinhphu.vn) - Ngày 22/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 15/CĐ-VPTT đề nghị các tỉnh từ Quảng Bình đến Bình Định chủ động triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ.
(Chinhphu.vn) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai yêu cầu các địa phương kiểm tra, rà soát lại các phương án để sẵn sàng ứng phó với diễn biến mưa lũ phức tạp có thể xảy ra trong những ngày tới; đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đảm bảo an toàn dân cư tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chia cắt và lũ quét, sạt lở đất.
(Chinhphu.vn) - Ngày 14/10, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã ban hành văn bản số 471/VPTT gửi Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Nam về chủ động ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
(Chinhphu.vn) – Chiều 14/10, áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8 - KOMPASU) trên vùng biển ven bờ Nam Định đến Thanh Hóa đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
(Chinhphu.vn) – Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai yêu cầu các địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền hoạt động trên biển, cửa sông và tại khu neo đậu; đảm bảo an toàn cho người trên lồng bè nuôi trồng thủy hải sản và trên các đảo; chủ động rà soát, sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
(Chinhphu.vn) - Sáng 12/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã có báo cáo nhanh công tác phòng chống thiên tai ngày 11/10.
(Chinhphu.vn) – Trước tình huống thiên tai nguy hiểm liên tiếp (nguy cơ bão chồng bão, lũ chồng lũ), trong khi dịch bệnh COVID-19 vẫn còn phức tạp ở một số địa phương, nhiều người dân đang di chuyển từ các tỉnh phía Nam ra phía Bắc qua khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão, lũ, ngập lụt, sạt lở đất, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai kịp thời, quyết liệt, hiệu quả các biện pháp ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn về người, tài sản cho nhân dân.
(Chinhphu.vn) – Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống thiên tai đề nghị đồng chí Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn chỉ đạo việc hỗ trợ cũng như thông tin tới các lực lượng lao động có nhu cầu di chuyển biết được diễn biến của bão lũ; có kế hoạch, phương án di chuyển đảm bảo an toàn.