Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bộ Giao thông vận tải cho biết, Bộ đang nỗ lực để đẩy nhanh tiến độ lựa chọn Nhà đầu tư xây dựng các Dự án đầu tư kinh doanh lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó có chuyên ngành giao thông đường bộ. Đặc biệt là các công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến đường bộ cao tốc thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025, đây là các dự án quan trọng quốc gia, nhằm tạo động lực, không gian mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và để đáp ứng nhu cầu vận tải với lưu lượng lớn ở tốc độ cao.
Về tiến độ dự án cao tốc, giai đoạn 2017 - 2020 đã hoàn thành một số dự án thành phần và đưa vào khai thác sử dụng; giai đoạn 2021 - 2025 cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác, vận hành từ năm 2026.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 32/2014/NĐ-CP ngày 22/4/2014 của Chính phủ về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, trạm dừng nghỉ là một bộ phận của công trình đường cao tốc. Việc đầu tư xây dựng đồng bộ trạm dừng nghỉ là bắt buộc và vô cùng cấp thiết để kịp thời với việc vận hành khai thác đường cao tốc, bảo đảm an toàn giao thông, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng cao tốc.
Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt mạng trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông gồm 36 trạm dừng nghỉ, trong đó Bộ Giao thông vận tải là cơ quan có thẩm quyền với 24 trạm dừng nghỉ. Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đang mời thầu lựa chọn nhà đầu tư 08 trạm theo Thông tư số 01/2023/TT-BGTVT ngày 07/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Đối với 16 trạm dừng nghỉ còn lại cần thiết phải xây dựng Thông tư hướng dẫn theo quy định của Nghị định 23/2024/NĐ-CP của Chính phủ (thay thế Thông tư số 01/2023/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải) làm cơ sở để triển khai thực hiện.
Ngày 21/02/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 16/CĐ-TTg về đẩy nhanh nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác, đang đầu tư theo quy mô phân kỳ, công điện có nêu: "… việc vận hành các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ còn một số hạn chế như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông" và giao Bộ Giao thông vận tải "Chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu ngay các giải pháp tổ chức giao thông hợp lý, khoa học, hiệu quả và kiểm soát tốt nhất các hoạt động giao thông để bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường bộ cao tốc quy mô phân kỳ, bảo đảm tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân;…., rà soát bổ sung đầy đủ, đồng bộ các công trình hạ tầng trên tuyến (như hệ thống giao thông thông minh, trạm dừng nghỉ,…)". Do vậy, việc đầu tư trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông nhằm hoàn thành đồng bộ phục vụ vận hành, khai thác an toàn trên các tuyến cao tốc là hết sức cần thiết và cấp bách. Để rút ngắn thời gian hoàn thành trạm dừng nghỉ, ngoài việc phải đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng (yêu cầu tăng ca, tăng kíp), công tác tổ chức lựa chọn nhà đầu tư cũng cần được rút ngắn tối đa.
Do vậy, việc sớm ban hành các quy định theo pháp luật chuyên ngành nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý pháp luật theo phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải làm cơ sở cho việc lựa chọn nhà đầu tư nhà đầu tư công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ là hết sức cần thiết và cấp bách, cần được đẩy nhanh tiến độ để kịp thời có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà đầu tư đáp ứng tiến độ vận hành khai thác dự án cao tốc.
Bộ Giao thông vận tải đã dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh chuyên ngành giao thông đường bộ.
Trong đó, việc áp dụng tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư kinh doanh chuyên ngành giao thông đường bộ được Bộ đề xuất như sau: Đối với công trình trạm dừng nghỉ, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn đánh giá về giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP.
Đối với các công trình phụ trợ khác, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án xây dựng trên cơ sở áp dụng một trong các tiêu chuẩn được quy định tại Điều 47 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP và đảm bảo phù hợp với đặc điểm, tính chất của dự án.
Theo dự thảo, tiêu chí đánh giá đối với tiêu chuẩn đánh giá tại khoản 2 Điều 47 Nghị định số 23/2024/NĐ-CP được xây dựng theo quy định sau:
Việc đánh giá đối với tiêu chuẩn đánh giá về giá trị tối thiểu nộp ngân sách nhà nước sử dụng phương pháp chấm điểm. Khi đánh giá hồ sơ dự thầu, giá trị tối thiểu nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư được đánh giá như sau:
1. Điểm đánh giá về giá trị tối thiểu nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư trong Hồ sơ dự thầu thấp hơn giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước được quy định trong Hồ sơ mời thầu được đánh giá 0 điểm.
2. Điểm đánh giá về giá trị tối thiểu nộp ngân sách nhà nước của nhà đầu tư trong Hồ sơ dự thầu lớn hơn hoặc bằng giá trị tối thiểu bằng tiền nộp ngân sách nhà nước được quy định trong Hồ sơ mời thầu được xác định như sau:
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn