• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Máy móc, thiết bị nhập khẩu: Thuế chồng thuế?

(Chinhphu.vn) - Trường hợp máy móc, thiết bị nhập khẩu từ năm 2009 đến nay thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì khi thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp phải khai tờ khai hải quan mới và phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

24/08/2017 12:45

Theo phản ánh của bà Đặng Thị Kim Anh (tỉnh Đồng Nai), công ty bà đang có nhu cầu bán một số máy móc thiết bị đã nhập khẩu và sử dụng một thời gian cho một công ty khác tiếp tục sản xuất. Để hoàn tất thủ tục hải quan theo quy định công ty bà phải thực hiện thủ tục như sau:

- Đối với máy móc thiết bị nhập loại hình kinh doanh lần đầu đã đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT: Sau khi khấu hao, căn cứ giá trị còn lại sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra, không phải mở tài khoản mới để chuyển loại hình, không phải đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT (Công ty chịu một lần thuế nhập khẩu và thuế GTGT ở lần khai đầu tiên).

- Đối với máy móc thiết bị nhập đầu tư miễn thuế nhập khẩu và thuế GTGT (trước năm 2009): Sau khi khấu hao, căn cứ giá trị còn lại sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra. Mở tờ khai chuyển loại hình mới (NKD) với giá trị còn lại. Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo giá trị tờ khai mới (Công ty chịu một lần thuế nhập khẩu và thuế GTGT cho giá trị còn lại).

- Máy móc thiết bị nhập đầu tư miễn thuế nhập khẩu, không miễn thuế GTGT (từ năm 2009 trở về sau): Sau khi khấu hao, căn cứ giá trị còn lại sẽ xuất hóa đơn GTGT đầu ra. Mở tờ khai chuyển loại hình mới (NKD) với giá trị còn lại. Đóng thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo giá trị tờ khai mới (Công ty chịu một lần thuế nhập khẩu nhưng thuế GTGT phải chịu 2 lần: một lần của lần khai báo nhập khẩu đầu tiên và một lần của lần khai mới khi chuyển loại hình). Nếu theo 2 trường hợp nêu trên thì hoàn toàn hợp lý, nhưng trường hợp 3 thì công ty phải chịu 2 lần thuế GTGT cho cùng một lô hàng nhập khẩu khi chuyển loại hình tiêu thụ nội địa.

Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Kim Anh kiến nghị đối với trường hợp mở tờ khai mới trên giá trị còn lại (giá trị chuyển nhượng) thì nên quy định chỉ đóng một lần thuế nhập khẩu và thuế GTGT phát sinh trên giá trị thuế nhập khẩu mà công ty chưa đóng nhằm tránh tình trạng thuế chồng thuế.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Đối tượng miễn thuế nhập khẩu

Căn cứ Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009 thì: Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10% trừ hàng hóa thuộc Khoản 17, Điều 5 Luật Thuế GTGT số 13/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 1, Điều 1 Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT.

Căn cứ Khoản 5, Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ thì: "Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.".

Căn cứ Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì:

"1. Nguyên tắc thực hiện:

a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP;

b) Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ được thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai hải quan mới;

c) Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;

d) Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định".

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp máy móc, thiết bị nhập khẩu từ năm 2009 đến nay thuộc đối tượng miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì khi thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa thì doanh nghiệp phải khai tờ khai hải quan mới và phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định.

Tính thuế GTGT khi thay đổi mục đích sử dụng

Căn cứ Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT thì giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩu được xác định như sau:

"Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng ( ) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng ( ) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng ( ) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng ( ) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm".

Căn cứ Điểm b, Khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế thì trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Thông tư này.

Căn cứ quy định nêu trên, khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu. Khi thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu thì doanh nghiệp phải kê khai, nộp đủ tiền thuế nhập khẩu (được xác định tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng), tiền phạt (nếu có) và tính lại thuế GTGT phải nộp bổ sung trên cơ sở số tiền thuế nhập khẩu phải nộp.

Chinhphu.vn