• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Minh bạch quản lý thực phẩm chức năng bằng quy chuẩn cụ thể

(Chinhphu.vn) - Trong 2 tháng gần đây, ngành thực phẩm chức năng (TPCN) thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cơ quan công an liên tục phát hiện, triệt phá các đường dây sản xuất, tiêu thụ TPCN giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhìn nhận về vấn đề này, DS. Nguyễn Xuân Hoàng, Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam cho rằng, đây chính là cơ hội để người tiêu dùng cũng như toàn xã hội "hiểu đúng – dùng đúng – làm đúng", đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý, lành mạnh hóa thị trường.

28/05/2025 11:37
Minh bạch quản lý thực phẩm chức năng bằng quy chuẩn cụ thể- Ảnh 1.

DS Nguyễn Xuân Hoàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam - Ảnh: VGP/HM


Trả lời báo chí, DS. Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng, những vụ việc vừa qua là những trường hợp cá biệt, đã lợi dụng các quy định pháp luật mà nhà nước muốn tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, lợi dụng sự bất cập trong việc thực thi pháp luật và cán bộ tha hóa để trục lợi, kiếm lời phi pháp, bất chấp đạo lý.

Ông Hoàng dẫn chứng, thị trường TPCN thế giới năm 2025 ước tính khoảng 371 tỷ USD và đến năm 2034 có thể xấp xỉ 700 tỷ USD. Trong nước, thị trường TPCN Việt Nam phát triển nhanh trong 10 năm trở lại đây.

Hiện, cả nước có hơn 3.000 cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN, hơn 12.000 sản phẩm lưu hành, trong đó hơn 8.000 sản phẩm sản xuất trong nước.

Minh bạch quản lý thực phẩm chức năng bằng quy chuẩn cụ thể- Ảnh 2.

Cần minh bạch quản lý TPCN bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn - Ảnh: VGP/HM

Ông Hoàng cho biết, sự phát triển nhanh chóng của ngành TPCN trong khoảng 10 năm trở lại đây là do những lợi ích đã được khẳng định về mặt khoa học với việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật và kỳ vọng chất lượng sống ngày càng cao của người dân.

DS. Nguyễn Xuân Hoàng nhấn mạnh, chỉ khi những người sản xuất, người bán hàng, người làm quảng cáo đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, thì mới tránh khỏi tình trạng làm ăn gian dối, thổi phồng công dụng để trục lợi.

Minh bạch quản lý bằng tiêu chuẩn, quy chuẩn

Khẳng định hậu kiểm là xu thế tất yếu, tiệm cận với thế giới trong kinh doanh hiện nay, DS Nguyễn Xuân Hoàng cho rằng, để hậu kiểm, cơ quan quản lý buộc phải có tiêu chuẩn, quy chuẩn quản lý phù hợp và chế tài xử phạt nghiêm minh. Trong đó, cần thiết lập hệ thống chế tài đủ mạnh để xử lý vi phạm. Mức xử phạt phải đủ sức răn đe – bao gồm cả phạt tiền và truy cứu trách nhiệm hình sự nếu cần thiết.

Tại diễn đàn Quốc hội mới đây, khi thảo luận về Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, các đại biểu cho rằng, trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, tiêu chuẩn - quy chuẩn ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong quản lý chất lượng sản phẩm.

Trước nhiều ý kiến, đề xuất, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định, nếu chúng ta không có tiêu chuẩn để quản lý, giám sát thì sẽ ảnh hưởng ngay đến an toàn sức khỏe của người dân, cộng đồng và môi trường.

Theo Phó Thủ tướng, chúng ta phải quản lý sản phẩm, hàng hóa để vừa đảm bảo được công tác quản lý Nhà nước trước khi đưa ra thị trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, không ảnh hưởng đến môi trường, không ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, mà vẫn phải đảm bảo sự minh bạch và thuận lợi trong các hoạt động của doanh nghiệp.

Việc quản lý cũng phải giảm chi phí và tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, cho hàng hóa Việt Nam.

Mỗi người dân là một "thanh tra viên"

Chia sẻ về vấn đề này, DS Hoàng cũng cho rằng, cần tuyên truyền để người tiêu dùng hiểu rằng, họ cũng là một mắt xích, một "thanh tra viên" thị trường để giúp cơ quan quản lý loại bỏ những sản phẩm kém chất lượng. Tuy nhiên, để làm được như vậy nhất thiết cần có tiêu chuẩn, quy chuẩn và sự minh bạch.

DS. Hoàng dẫn chứng, nếu như nghi ngờ một sản phẩm là giả, muốn kiểm tra chất lượng sản phẩm, không phải người tiêu dùng nào cũng biết kiểm tra thông tin sản phẩm và kiểm nghiệm sản phẩm ở đâu, như thế nào.

Khi đó, cơ quan quản lý là đơn vị đóng vai trò cung cấp thông tin. Cơ quan quản lý cần công khai minh bạch thông tin sản phẩm trên website và có sự liên thông giữa các cơ quan quản lý với nhau.

Ví dụ, sản phẩm thực phẩm bổ sung, thực phẩm tăng cường được công bố tại các địa phương, thì thông tin của những sản phẩm đó phải được liên thông với Cục An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế. Như vậy, người tiêu dùng mới có thể tra cứu.

Cơ quan quản lý có trách nhiệm công bố các đơn vị uy tín, có chức năng kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm để người tiêu dùng gửi mẫu nghi ngờ tới.

Đối với doanh nghiệp, phải xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn sản phẩm của chỉnh mình. Nói đơn giản là doanh nghiệp khi đăng ký sản phẩm phải thông tin đầy đủ về tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm với sản phẩm đó với cơ quan quản lý. Khi có tranh chấp hay vấn đề phát sinh, phương pháp kiểm nghiệm sẽ chứng minh được chất lượng và sự trong sạch của doanh nghiệp. Công khai điều này chỉ có lợi cho doanh nghiệp, DS. Hoàng nhấn mạnh.

Khi sử dụng TPCN, người tiêu dùng cần: xác định rõ vấn đề của mình (hỗ trợ điều trị bệnh hay tăng cường sức khỏe), lựa chọn sản phẩm cho phù hợp, lựa chọn nhà cung cấp có uy tín và sử dụng đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Tham vấn bác sỹ điều trị là điều nên làm để tránh những tương tác không mong muốn với thuốc đang sử dụng.

Về mặt sản xuất phải làm đúng, phải tuân thủ các quy trình, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn, kinh doanh đúng, công bố đúng và quảng cáo đúng… Tức là phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

Hiền Minh