• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Mô hình tổ chức Ban QLDA theo Luật Xây dựng

(Chinhphu.vn) - Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phan Công Tám, công tác tại Ban quản lý dự án điện nông thôn miền Trung đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải đáp về mô hình tổ chức, quy định việc thành lập lại ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng chuyên ngành, khu vực.

15/04/2018 08:02

Ban QLDA điện nông thôn miền Trung được giao quản lý điều hành các dự án xây dựng mới, cải tạo nâng cấp lưới điện phân phối nông thôn, miền núi, hải đảo khu vực miền Trung bằng các nguồn vay vốn Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng tái thiết Đức (KfW), vốn ngân sách Nhà nước; các công trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110kV, công trình viễn thông và công nghệ thông tin, hệ thống SCADA-EMS, công trình nguồn điện vừa và nhỏ và công trình xây dựng dân dụng… do Tổng công ty Điện lực miền Trung làm chủ đầu tư. Quy mô đầu tư của các dự án đã quản lý từ 50 tỷ đồng đến 1.000 tỷ đồng.

Theo Khoản 2, Điều 5 Thông tư 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ thì: “Các Ban QLDA đầu tư xây dựng nhiều dự án do người quyết định đầu tư thành lập đang hoạt động tại một số bộ ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước cần được sắp xếp, tổ chức lại hoạt động để đáp ứng các yêu cầu, điều kiện đối với Ban QLDA chuyên ngành, khu vực theo quy định của Luật Xây dựng”.

Tại Điểm a, Khoản 3, Điều 20 Thông tư 16/2016/TT-BXD cũng quy định: “… Việc sắp xếp, tổ chức lại hoạt động, thành lập các Ban QLDA chuyên ngành, khu vực phải được hoàn thành trước ngày 31/10/2016”.

Ông Phan Công Tám hỏi, căn cứ các quy định nêu trên, đơn vị của ông có thuộc diện bắt buộc thực hiện thủ tục thành lập lại hay không? Nếu phải thành lập lại thì ai là người quyết định thành lập và thủ tục thực hiện như thế nào?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 63 Luật Xây dựng, “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp Nhà nước quyết định thành lập ban QLDA đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban QLDA đầu tư xây dựng khu vực để quản lý một số dự án thuộc cùng chuyên ngành, tuyến công trình hoặc trên cùng một địa bàn”.

Theo nội dung hỏi, Ban QLDA điện nông thôn miền Trung trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Trung do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam thành lập.

Với các nội dung nêu trên, Ban QLDA điện nông thôn miền Trung không phải thực hiện thủ tục thành lập lại Ban.

Căn cứ vào điều kiện cụ thể, phạm vi thực hiện công việc của Ban để đề xuất người có thẩm quyền bổ sung, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban theo quy định tại Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng trong trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu.

Việc bổ sung, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban (nếu có) do người đại diện có thẩm quyền của Tổng công ty quyết định.

Chinhphu.vn