• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Một người có được làm kế toán trưởng hai đơn vị?

(Chinhphu.vn) - Bà Lã Thị Hương (Hà Nội) công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm và có 1 đơn vị trực thuộc. Đơn vị này được đơn vị cấp trên phê duyệt quyết toán hằng năm.

28/05/2025 14:02

Hiện, do thiếu kế toán trưởng nên đơn vị bà Hương muốn bố trí 1 người làm kế toán trưởng cho cả hai đơn vị này. Bà Hương hỏi, đơn vị bố trí như vậy có sai quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán quy định:

Tại khoản 1, khoản 4 Điều 18 quy định về tổ chức bộ máy kế toán: 

"1. Đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán đảm bảo các quy định của Luật Kế toán, số lượng người làm kế toán tùy theo quy mô hoạt động, yêu cầu quản lý, chức năng nhiệm vụ hoặc biên chế của đơn vị. Đơn vị kế toán có thể bố trí người làm kế toán kiêm nhiệm các công việc khác mà pháp luật về kế toán không nghiêm cấm.

… 4. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước tổ chức công tác kế toán theo đơn vị dự toán ngân sách…".

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 về những người không được làm kế toán: 

"2. Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, anh, chị, em ruột của người đại diện theo pháp luật, của người đứng đầu, của giám đốc hoặc tổng giám đốc và của cấp phó của người đứng đầu, phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc phụ trách công tác tài chính - kế toán, kế toán trưởng trong cùng một đơn vị kế toán,…

3. Người đang làm quản lý, điều hành, thủ kho, thủ quỹ, người được giao nhiệm vụ thường xuyên mua, bán tài sản trong cùng một đơn vị kế toán, trừ trường hợp trong cùng doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu và các doanh nghiệp thuộc loại hình khác không có vốn nhà nước và là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa".

Tại khoản 1, khoản 2 Điều 20 quy định về bố trí kế toán trưởng, phụ trách kế toán: 

"1. Đơn vị kế toán phải bố trí kế toán trưởng trừ các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp đơn vị chưa bổ nhiệm được ngay kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán hoặc thuê dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định. Thời gian bố trí người phụ trách kế toán tối đa là 12 tháng, sau thời gian này đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng.

2. Phụ trách kế toán:

a) Các đơn vị kế toán trong lĩnh vực nhà nước bao gồm: Đơn vị kế toán chỉ có một người làm kế toán hoặc một người làm kế toán kiêm nhiệm;…".

Theo đó, pháp luật về kế toán hiện hành chỉ có quy định về những người không được làm kế toán mà không có quy định cụ thể về việc bố trí một người làm kế toán kiêm nhiệm cho nhiều đơn vị kế toán khác nhau hoặc tại cả đơn vị cấp trên và cấp dưới.

Việc bố trí kế toán trưởng hay phụ trách kế toán thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

Người được bố trí làm kế toán trưởng/phụ trách kế toán phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 21 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị bà nghiên cứu để thực hiện đúng quy định.

Chinhphu.vn