Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Mưa lũ gây thiệt hại nặng nề ở Sơn La. Ảnh Vnexpress |
Tổng hợp thiệt hại do bão số 1 và hoàn lưu sau bão tính đến 16h ngày 25/6, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, mưa lũ đã làm 09 người chết (Sơn La 08, Lai Châu 01); mất tích 06 người (Sơn La 03, Lào Cai 02 và Lai Châu 01), bị thương 06 người (Sơn La 04, Lai Châu 01, Hải Phòng 01).
Về nhà ở: bị sập, cuốn trôi, tốc mái: 93 nhà; bị ngập, ảnh hưởng 500 nhà (trong đó Sơn La 76 nhà sập, cuốn trôi, 417 nhà bị ảnh hưởng; Lai Châu 55 nhà).
Về nông nghiệp: 6956 ha lúa, mạ; 3888 ha hoa màu, cây công nghiệp; 794 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; 95 con gia súc và 1410 gia cầm bị chết.
Về thủy lợi: 13 công trình thủy lợi nhỏ, 560 m kênh mương bị hư hỏng.
Về giao thông: 07 phương tiện giao thông thủy bị trôi, mắc cạn ở khu neo đậu (Quảng Ninh 04, Hải Phòng 03); đường tỉnh lộ, quốc lộ bị sạt lở 13.004 m3, gây ách tắc giao thông một số đoạn ở tỉnh Lai Châu, Sơn La, đến sáng 26/6 về cơ bản đã được khắc phục thông tuyến.
Các địa phương đang huy động lực lượng tiếp tục khẩn trương khắc phục hậu quả, tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ các gia đình có người bị nạn và nhà cửa bị ảnh hưởng, thông tuyến giao thông, sớm ổn định cuộc sống nhân dân; theo dõi và chuẩn bị phương án xử lý sự cố công trình đê điều, hồ chứa.
* Theo Báo cáo nhanh số 05/BC-PCTT&TKCN ngày 24/6 và số 06/BC-PCTT&TKCN ngày 25/6 của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Sơn La, mưa lớn và lũ từ đêm 23/6 đến sáng ngày 25/6 trên địa bàn tỉnh đã gây thiệt hại nặng về người và tài sản.
Cụ thể, 7 người chết do lũ cuốn (tại huyện Thuận Châu và huyện Yên Châu), 4 người mất tích (huyện Thuận Châu và huyện Mộc Châu) và 03 người bị thương; 23 nhà bị cuốn trôi, hư hỏng; 68 ha lúa, 11 ha ngô bị ngập, trôi; 20 con trâu bò bị chết, cuốn trôi; 1 công trình thủy lợi và 1 công trình nước sinh hoạt bị hư hỏng.
Ngập lụt còn gây chia cắt và ách tắc giao thông trên địa bàn các xã Bon Phăng, Chiềng Pắc, Tông Lệnh, huyện Thuận Châu từ 01 giờ đến 04 giờ ngày 25/6.
Hiện địa phương đang khẩn trương triển khai công tác khắc phục hậu quả và hỗ trợ hộ gia đình có người dân gặp nạn.
Ngoài ra, mưa lớn gây sạt lở vai trái, đất đá và nước mưa đã tràn vào sân nhà máy và nhà điều độ, Công ty Thủy điện Sơn La đang tổ chức khắc phục hậu quả.
Lào Cai: Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, đến 11 giờ ngày 25/6, các lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 nạn nhân bị lũ cuốn trôi trên suối Nậm Pá, xã Thanh Phú, huyện Sa Pa (Lào Cai) từ ngày 24/6.
Hai nạn nhân bị lũ cuốn là chị Phàn Tả Mẩy sinh năm 1998, cư trú tại thôn Sín Chải A và cháu Lồ Thị Sứ sinh năm 2003, cư trú tại thôn Mường Bo 2, xã Thanh Phú. Tai nạn xảy ra khi hai nạn nhân cùng gia đình sang thôn Nậm Kéng, xã Nậm Sài, huyện Sa Pa để cấy lúa, lúc vượt suối Nậm Pá mực nước còn thấp, nhưng khi ra đến giữa dòng thì lũ quét từ phía thượng nguồn ào về cuốn hai người mất tích.
Ngay sau khi nhận được tin, các cấp chính quyền huyện Sa Pa đã huy động lực lượng cứu hộ khoảng 200 người đi dọc 12km ven suối để tìm kiếm người mất tích. Lực lượng cứu hộ hiện vẫn đang tích cực tìm kiếm 2 nạn nhân.
Trước đó, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 1, ngày 24/6, tại Lào Cai đã có mưa trên diện rộng. Đặc biệt, tại huyện Sa Pa xuất hiện mưa to cục bộ gây lũ quét bất ngờ.
Quảng Ninh: Bão số 1 và mưa sau bão đã làm trôi 04 xà lan (huyện Vân Đồn), làm vỡ 01 lồng bè nuôi hàu (thành phố Cẩm Phả) và 6,5ha lúa và ngô bị thiệt hại.
Hải Phòng: Mưa bão đã làm 01 người bị thương, 03 phương tiện bị đứt neo, trôi dạt và mắc cạn tại âu cảng Bạch Long Vỹ, một số nhà dân bị hư hỏng, tốc mái, diện tích hoa màu bị thiệt hại (đang tiếp tục thống kê).
Sóc Trăng: Ngày 23/6, mưa dông kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn Phường 1 và 2, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm đã làm sập hoàn toàn 01 nhà và 02 phòng học, tốc mái 19 nhà.
Từ ngày 21-23/6, sông Nhơn Mỹ, ấp Phụng An, xã Sông Phụng, huyện Long Phú bị sạt lở với chiều dài 30m, rộng từ 5-7m đã làm hư hỏng 06 nhà dân (nhà kiên cố), không có thiệt hại về người vì đã được chủ động di dời trước đó.
Tây Ninh: Mưa dông xảy ra tại ấp An Phú, xã An Hòa, huyện Trảng Bàng đã làm sập 01 nhà và tốc mái 01 nhà.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ
Dự báo trong 12 giờ tới,vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, tiếp tục đi sâu và tan dần trên khu vực vùng núi phía Bắc.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ ngày hôm nay (25/6) còn có gió giật mạnh cấp 6-7. Biển động. Ở các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, đến rất to. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ (bao gồm cả Nam Tây Bắc). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Do ảnh hưởng của bão số 1, ở đảo Cô Tô và Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã có gió giật mạnh cấp 10; Phủ Liễn (Hải Phòng) có gió giật mạnh cấp 9; Hải Dương có gió giật mạnh cấp 8;… Ở Bắc Bộ và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 70 - 150mm, một số nơi có mưa lớn hơn như: TP Sơn La (Sơn La) 195mm; Hải Dương 236mm; TP Thái Bình (Thái Bình) 202mm; Tây Hiếu (Nghệ An) 180mm…
Diễn biến mưa sau bão còn phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin lũ và bản tin dự báo thời tiết tiếp theo.
----------------------------------------Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, tối và đêm nay (24/06) ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió giật mạnh cấp 8-10. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định còn có gió giật mạnh cấp 7-9. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m.
Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh vùng núi Bắc Bộ (bao gồm cả Nam Tây Bắc). Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
* Công điện hỏa tốc
Hồi 12.30' ngày 24/6, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương PCTT - Văn phòng Ủy ban quốc gia TKCN tiếp tục có công điện hỏa tốc số 07/CĐ-TW gửi Ban chỉ huy PCTT các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh chỉ đạo ứng phó với bão số 1.
Công điện nêu rõ, do ảnh hưởng của bão số 1, các tỉnh Đông Bắc Bộ, các tỉnh từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh sẽ có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to và nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của mưa, lũ, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo TW về PCTT- Văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên địa bàn, cảnh báo thông tin kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản.
Đồng thời chủ động phương án đảm bảo an toàn đê điều, hồ đập trên địa bàn; tổ chức kiểm soát, hướng dẫn người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng cứu khi có yêu cầu.
Trưa nay (24/6), bão số 1 đã đi vào địa phận Quảng Ninh-Hải Phòng. Bão gây gió giật cấp 10-12 trên vịnh Bắc Bộ (Cô Tô có gió giật mạnh cấp 10), ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định có gió giật mạnh cấp 7-8, riêng Quảng Ninh-Hải Phòng đã có gió giật cấp 9-10 (Bãi Cháy có gió giật mạnh cấp 10). Ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Hồi 14 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên đất liền các tỉnh Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 70km một giờ), giật cấp 10-11.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 105,7 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Do ảnh hưởng của bão, tối và đêm nay (24/06), vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) còn có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-11. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6-8. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo vị trí, đường đi bão số 1 của Hải quân Mỹ |
Quảng Ninh: Cứu thành công 10 thuyền viên bị trôi dạt trên biển
Khoảng 13h30’, ngày 24/6, Đồn Biên phòng Ngọc Vừng (Vân Đồn) đã cứu thành công 10 thuyền viên trên đầu kéo bị trôi dạt trên biển.
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Vân Đồn, vào khoảng 12h00’, ngày 24/6, một đầu kéo và 4 sà lan neo đậu tại nơi tránh trú bão xã đảo Quan Lạn đã bị đứt neo trôi dạt sang xã đảo Ngọc Vừng.
Nhận được tin báo, Đồn Biên phòng Ngọc Vừng đã tổ chức ứng cứu. Đến 13h30’ cùng ngày, lực lượng biên phòng đã tiếp cận đầu kéo, cứu thành công 10 thuyền viên.
Sức khoẻ 10 thuyền viên hiện khá ổn định và được chăm sóc tại Đồn Biên phòng Ngọc Vừng.
Hiện tại, lực lượng biên phòng Ngọc Vừng tiếp tục tiếp cận 4 sà lan, tuy nhiên, do gió lớn, biển động nên việc ứng cứu gặp nhiều khó khăn. Dự kiến sẽ đưa 4 sà lan về nơi tránh trú bão an toàn vào chiều nay.
Vị trí và đường đi của cơn bão. Ảnh Nchmf (nhấn vào hình để PHÓNG TO) |
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km, đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 22 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6-8. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Dự báo vị trí và đường đi bão số 1 của Hải quân Mỹ |
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Đến 10 giờ ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m.
Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và khu vực Thanh Hóa đến Hà Tĩnh.
Sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu
Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 01, tại cuộc họp giao ban triển khai đối phó với bão số 01 vào sáng 24/6, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo trung ương về PCTT đã chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của bão tiếp tục khẩn trương triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó với bão, đặc biệt là việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, ứng phó kịp thời với gió mạnh sau bão, vùng cánh nam của bão. Cụ thể:
Đề nghị các cơ quan truyền thông phối hợp với Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đưa thông tin đầy đủ, chính xác, dễ hiểu để người dân biết thông tin về tình hình gió mạnh sau bão, tránh tư tưởng chủ quan khi bão đi qua; Cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa lớn sau bão tại các vùng núi phía Bắc, vùng bị hạn lâu ngày ở Bắc Trung Bộ.
Đối với các hồ chứa đã tích đầy nước cần theo dõi sát diễn biến mưa bão; bố trí cán bộ theo dõi và tổ chức vận hành hồ khi có yêu cầu.
Tiếp tục theo dõi, kiểm đếm và kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh an toàn, đặc biệt là các tình nằm trong vùng phía nam của bão như Nam Định, Thái bình. Tổ chức neo đậu tàu thuyền, lồng bè; di dời dân ở trên các chòi canh, lồng bè vào bờ.
Văn phòng Thường trực phối hợp với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình diễn biến cơn bão, thông tin kịp thời và sẵn sàng các lực lượng ứng cứu khi có yêu cầu.
Chủ động phòng, chống bão và mưa lũ sau bão
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, đến thời điểm hiện tại các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn có công điện, thông báo chỉ đạo các cấp, các ngành chủ động các biện pháp phòng, chống ứng phó với bão và mưa, lũ sau bão.
Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Thái Bình và miền núi Bắc Bộ đã có báo cáo công tác tổ chức triển khai các phương án chuẩn bị đối phó ở địa phương.
Theo đó, Quảng Ninh đã tổ chức họp Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, thành lập 3 đoàn công tác đến các địa bàn ven biển để chỉ đạo, đôn đốc triển khai đối phó với bão; yêu cầu sơ tán dân trên các lồng bè vào bờ trước 17h ngày 23/6. Đến 18h đã cưỡng chế sơ tán được 25 người ở trên các lồng, bè tại xã Bản Sen, huyện Vân Đồn và 06 hộ/24 người tại thị xã Hòn Gai lên bờ.
Hải Phòng đã tổ chức họp Ban chỉ huy PCTT và TKCN, thành lập các đoàn công tác xuống các huyện để chỉ đạo đối phó với bão.
Lạng Sơn đã tổ chức họp Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh để triển khai các biện pháp đối phó với bão số 1, chỉ đạo các huyện sử dụng các hệ thống đài truyền thanh phường, xã, các xe thông tin lưu động để tập trung tuyên truyền rộng rãi tới quần chúng nhân dân về bão số 1; bố trí các đoàn công tác đi kiểm tra trực tiếp tại các huyện về công tác chuẩn bị ứng phó với mưa bão;
Các địa phương đã thực hiện kiểm đếm, kêu gọi tàu thuyền về nơi trú tránh an toàn, tổ chức neo đậu tàu thuyền, lồng bè; kiểm tra các công trình đê điều, bến cảng, khu du lịch; tập trung lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” sẵn sàng đối phó với bão.
Về tình hình tàu thuyền, theo Báo cáo số 230/BC-CQTT hồi 06h ngày 23/6/2015 của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN Bộ đội Biên phòng, Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 65.750 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản/300.088 người và 2.035 lồng bè, lều chòi canh nuôi trồng thủy sản/4.113 người và 68 tàu/1165 thuyền viên nước ngoài, 2141 tàu vận tải/1903 thuyền viên, 913 tàu du lịch/3.426 thuyền viên đã neo đậu tại các bến và đảo.
Chiều ngày 23/6, tại đảo Bạch Long Vĩ, Biên phòng Hải phòng đã phối hợp với các lực lượng giúp dân đưa 183 thuyền nan lên bờ và bố trí nơi ăn nghỉ cho 183 ngư dân; Đồn biên phòng Cát Bà đã di dời và sơ tán cho 1.196 người/268 phương tiện ở khu vực Vịnh Cát Bà, bến Béo lên bờ tránh bão.
Đáng chú ý, đêm ngày 23, rạng sáng ngày 24, tại âu tàu Bạch Long Vĩ, gió bão làm chìm 02 phương tiện và một số tàu bị đứt dây neo buộc.
Về tình hình thiệt hại do bão gây ra, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cho biết, tại Hải Phòng: Thông tin ban đầu (từ đ/c Bí thư kiêm chủ tịch huyện qua điện thoại) tại đảo Bạch Long Vĩ mưa bão đã làm 01 người bị thương nặng. Đến nay đã được đưa vào cơ sở y tế trên đảo để sơ cứu, địa phương đang tiếp tục cập nhật tình hình thiệt hại, khi lặng gió sẽ tìm cách đưa người bị thương vào bờ để chữa trị và có nhu cầu hỗ trợ về công tác cứu hộ, cứu nạn.
Bình Thuận: Theo báo cáo nhanh số 117/BC-PCTT của Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, lúc 07 giờ 00’ ngày 23/6 tại cửa biển La Gi đã có sóng to, gió mạnh ven bờ, làm chìm 02 tàu cá/15 thuyền viên đang trên đường vào bờ tại cảng biển. Toàn bộ thuyền viên đã tự bơi vào bờ an toàn. Hiện các chủ phương tiện đang thuê phương tiện khác trục vớt đưa vào bờ duy tu, sửa chữa.
Bạc Liêu: Theo báo cáo nhanh số 34/BC-PCTT &TKCN của VPTT Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, vào ngày 21 và 22/6, trên địa bàn huyện Hồng Dân và Phước Long đã xảy ra lốc xoáy, làm sập, tốc mái và hư hỏng nặng 41 căn nhà, ước tính thiệt hại khoảng 465 triệu đồng. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, Văn phòng thường trực BCH PCTT&TKCN tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị có liên quan hỗ trợ kinh phí để giúp hộ dân bị thiệt hại sớm khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống.
Vị trí và đường đi của cơn bão. Ảnh Nchmf (nhấn vào hình để PHÓNG TO) |
Do ảnh hưởng của bão, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật mạnh cấp 11-12, ở đảo Cô Tô có gió giật mạnh cấp 10, ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định có gió giật mạnh cấp 6-8. Ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh-Nam Định và khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với lượng mưa từ 50-80mm,...
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km. Đến 19 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,3 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12. Sóng biển cao từ 3-5m. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 6-8. Vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng có sóng biển cao từ 2-4m. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Đến 07 giờ ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to.
Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang và khu vực Thanh Hóa đến Hà Tĩnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Dự báo vị trí đường đi bão số 1 của Hải quân Mỹ |
Do ảnh hưởng của bão, ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió giật mạnh cấp 11-12, ở đảo Cô Tô có gió giật mạnh cấp 9, ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng có gió giật mạnh cấp 6-7. Ở ven biển các tỉnh Quảng Ninh - Nam Định, khu vực Bắc Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Hồi 5 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Thái Bình khoảng 70km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90km một giờ), giật cấp 12-13.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và còn có khả năng mạnh thêm trước khi đi vào đất liền. Đến 16 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12-13. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12; các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Đến 4 giờ ngày 25/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,4 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ 24 đến 25/6, ở phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa vừa, mưa to đến rất to.
Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
* Hồi 21h ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão số 1, từ tối ngày 23/6 ở Bắc Bộ sẽ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to.
Trên hệ thống sông Hồng – Thái Bình từ ngày 24 đến ngày 26/6, sẽ xuất hiện một đợt lũ với biên độ lũ lên ở thượng lưu từ 3 đến 6 mét, ở hạ lưu từ 2 đến 3 mét. Trong đợt lũ này, mực nước sông Lục Nam tại Lục Nam có khả năng lên trên mức báo động 2 (5,3m); sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương ở mức dưới báo động 2 (5,3m), sông Kỳ Cùng tại Lạng Sơn có khả năng lên mức báo động 2 (255m).
Lũ ống, lũ quét và sạt lở đất có nguy cơ cao xảy ra ở các tỉnh vùng núi phía Bắc và Đông Bắc như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, đặc biệt ở các huyện như: Bình Yên, Ba Chẽ, Tiên Yên (tỉnh Quảng Nimh); các nhánh suối thượng nguồn sông Kỳ Cùng thuộc huyện Đình Lập, huyện Lộc Bình, Cao Lộc, Chi Lăng, Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn); Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang); Hoàng Su Phì, Xín Mần, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang); Pắc Nậm, Ba Bể, Bạch Thông, Thị xã Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn); Định Hóa, Đại Từ, Võ Nhai (tỉnh Thái Nguyên), Sơn Động, Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang).
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Hồi 21h ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 107,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km. Đến 07 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển ven bờ Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực Quảng Ninh-Hải Phòng có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 9-10; các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km, đi vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,0 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40 km một giờ).
Từ đêm nay (23/6) đến ngày 25/6, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực phía Đông Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
* Hồi 17 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 108,2 độ Kinh Đông, cách bờ biển Quảng Ninh-Hải Phòng khoảng 150km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.Vị trí và đường đi của bão số 1. Ảnh Nchmf (nhấn vào hình để PHÓNG TO) |
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,0 độ Kinh Đông, trên đất liền tỉnh Quảng Ninh.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô và Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-10; các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp. Đến 16 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,2 độ Vĩ Bắc; 105,8 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi phía Bắc. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ đêm nay (23/6) đến ngày 25/6, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to.
Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Dự báo vị trí và đường đi bão số 1 của Hải quân Mỹ |
Đề phòng lũ ống, lũ quét
Từ chiều nay (23/6) đến ngày 25/6, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Công điện của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn.
Tổ chức rà soát và sẵn sàng phương án sơ tán dân tại vùng thấp trũng ven biển, cửa sông. Kiên quyết di dời không để người dân còn ở trên các chòi canh, lồng bè nuôi trồng thủy sản.
Các tỉnh miền núi khu vực Đông Bắc Bộ, khẩn trương thông tin cảnh báo về tình hình mưa, lũ sau bão để nhân dân ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất biết và chủ động phòng tránh hiệu quả.
Triển khai các biện pháp phù hợp, đảm bảo an toàn giao thông khi xảy ra mưa, lũ sau bão. Đặc biệt bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực ngầm, tràn, đoạn đường thường xuyên bị ngập lụt khi có mưa, lũ, hạn chế thiệt hại về người.
Quảng Ninh khẩn cấp chống bão
Trước diễn biến nhanh, phức tạp của bão số 1, chiều 23/6, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã ra công điện khẩn yêu cầu tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai các phương án phòng, chống bão.
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long yêu cầu: Chủ tịch UBND các địa phương và Thủ trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh chủ động kiểm tra thực tế trên địa bàn và triển khai ngay biện pháp phòng chống bão số 1 theo phương châm 4 tại chỗ và khẩn trương triển khai nghiêm túc các nội dung chỉ đạo tại Công điện số 12 của UBND tỉnh.
Các thành viên trong BCHPCTT&TKCN tỉnh theo địa bàn đã được phân công bám sát cơ sở để hỗ trợ địa phương về công tác chỉ đạo phòng chống bão ngay tại cơ sở.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các đơn vị trên địa bàn tỉnh phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống bão số 1 tại địa phương, đơn vị mình. Đồng thời bố trí lãnh đạo đơn vị thường trực 24/24 giờ có báo cáo danh sách, số điện thoại cụ thể về Văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đề nghị các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực UBND tỉnh theo địa bàn được phân công tham gia chỉ đạo trực tiếp công tác phòng chống bão số 1 tại các địa phương từ ngày 23/6.
* Trước đó để chủ động đối phó với bão số 1, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản yêu cầu chủ tịch UBND các địa phương; thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung Công điện số 02/CĐ-BCH ngày 22-6-2016 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Đồng thời, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi, khẩn trương kêu gọi tàu thuyền đang ở ngoài khơi về các nơi neo đậu trú tránh an toàn; sơ tán dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản lên đất liền an toàn ở các khu vực: từ Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô đến Móng Cái.
Tổ chức đảm bảo an toàn cho các hầm lò, cầu tàu, bến cảng, các khu du lịch. Các địa phương chỉ đạo nhân dân chằng chống nhà cửa, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Bên cạnh đó, theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ do hoàn lưu của bão gây nên; tổ chức kiểm soát người qua lại trên các tuyến đường ngầm, đường bị ngập, qua sông suối để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh duy trì lực lượng trực ban cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Yêu cầu các địa phương, đơn vị… tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo kết quả triển khai về Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
Dự báo vị trí và đường đi bão số 1 của Hải quân Mỹ |
Khẩn trương kêu gọi tàu thuyền vào nơi tránh, trú
Thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện số 05/CĐ-TW ngày 22/6/2015 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Khẩn trương kêu gọi các tàu, thuyền đang hoạt động trong Vịnh Bắc Bộ, đặc biệt là các phương tiện hoạt động ở phía Bắc vịnh Bắc Bộ vào nơi trú, tránh bão; hướng dẫn, sắp xếp việc neo đậu đảm bảo an toàn đối với các các tàu thuyền đã về bờ; các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng chủ động cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi (kể cả tàu vận tải và tàu du lịch).
Triển khai phương án đảm bảo an toàn cho người sinh sống ven biển, trên các đảo, các lồng bè, khu nuôi trồng thủy sản; đảm bảo an toàn các hầm lò, cầu tầu, bến cảng, các khu du lịch. Tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo chằng chống nhà cửa, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn.
Sẵn sàng sơ tán dân
Các tỉnh miền núi phía Bắc: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ trên địa bàn, cảnh báo thông tin kịp thời và chuẩn bị sẵn sàng phương án sơ tán dân ở các điểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở bờ sông, suối, sạt lở núi, khu vực hầm lò khai thác khoáng sản; Triển khai phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa; Tổ chức kiểm soát người qua lại tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Các Bộ, ngành theo chức năng chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ với các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện các phương án phòng chống bão, lũ; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh ven biển đã tổ chức trực ban theo dõi diễn biến và sẵn sàng ứng phó với bão. Trong đó Ban chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Bình Thuận đã có công điện và thông báo cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các cấp, ngành triển khai ứng phó với bão.
Tàu cá Khánh Hòa ký hiệu KH 97524 (11 lao động) bị mất liên lạc từ ngày 19/6 hiện đã liên lạc được về gia đình và thông báo vị trí tàu tại 16o00 độ Vĩ Bắc và 112o30 độ Kinh Đông, tàu và người an toàn.
Theo báo cáo số 65/PCTTTKCN ngày 22/6 của VPTT Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ngãi, tàu cá QNg 98588TS bị hỏng máy lúc 10h ngày 21/6 tại khu vực có gió cấp 6 (16o40 độ Bắc và 110o20 độ Đông). Trên tàu có 11 lao động do ông Nguyễn Đức Lợi (Phổ An, Đức Phổ) làm thuyền trưởng. Sau khi có thông tin, VPTT BCH PCTT &TKCN tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị liên quan thông báo các tàu, thuyền đang hoạt động gần khu vực tàu bị nạn đến hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Quân đội chủ động ứng phó bão
Bộ Quốc phòng đã có điện chỉ đạo Bộ tư lệnh các quân khu 3, 4, 5; Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng; Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Quân chủng Hải quân triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 1.
Tính đến nay, các đơn vị biên phòng ven biển cũng đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ phương tiện thông báo, hướng dẫn cho 22.651 tàu với 96.430 lao động biết vị trí, hướng đi của bão để chủ động phòng, tránh.
* Hồi 14 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, cách bờ biển tỉnh Quảng Ninh khoảng 180km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 01 giờ ngày 24/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,3 độ Kinh Đông, trên khu vực ven bờ tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 7-8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô và Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Từ chiều tối nay (23/6), khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh dần lên cấp 6, sau tăng lên cấp 7-8, giật cấp 9-10; các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là vùng áp thấp.
Đến 13 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Cao Bằng. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.
Vị trí, đường đi của bão số 1. Nhấn vào hình để PHÓNG TO |
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô và Vân Đồn) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 10 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.
Như vậy, từ chiều tối nay (23/6), khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 22 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Cao Bằng. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ chiều nay (23/6) đến ngày 25/6, ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Trên hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình sẽ xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên ở thượng lưu từ 3-6m, ở hạ lưu từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Quảng Ninh: Khẩn trương ứng phó bão số 1
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Quảng Ninh vừa có công điện khẩn gửi UBND các địa phương, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam về chủ động các biện pháp đối phó với cơn bão số 1.
Theo đó, để chủ động đối phó với Cơn bão số 1, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh yêu cầu UBND các địa phương, đặc biệt là các huyện Cô Tô, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn và các đơn vị triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thông báo rộng rãi và yêu cầu tàu thuyền còn đang ở trên vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ khẩn trương di chuyển theo hướng Tây Nam hướng về đất liền hoặc về những nơi trú tránh an toàn gần nhất.
Các thuyền viên trên tàu nhất thiết phải mặc áo phao và chuẩn bị sẵn các loại phao cứu hộ có sẵn trên tàu để sử dụng khi cần thiết.
Hoàn lưu trước và sau bão có thể gây mưa to đến rất to, yêu cầu các địa phương rà soát và khẩn trương triển khai ngay các phương án đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Thành phố Móng Cái cần hết sức lưu ý phương án đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, bè mảng trên sông biên giới và sông Ka Long.
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh duy trì lực lượng trực ban cứu hộ, cứu nạn để sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Như vậy sáng nay (23/6), vùng tâm bão sẽ đi vào vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ.
Đến 19 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 108,6 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 130km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 07 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.
Như vậy, từ chiều tối nay (23/6), khu vực tỉnh Quảng Ninh có gió mạnh dần lên cấp 6-7, giật cấp 8-9; các tỉnh/thành phố Hải Phòng, Bắc Giang, Lạng Sơn có gió giật cấp 7-8. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ở Bắc Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ có mưa to đến rất to. Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-5m, có nơi vượt mức báo động 1-2.
Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp. Đến 19 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 22,7 độ Vĩ Bắc; 106,5 độ Kinh Đông, trên khu vực vùng núi Cao Bằng. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Ở khu vực Đông Bắc và vùng núi, trung du Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to đến rất to.
Đến 16 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 108,9 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 180km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 04 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 107,6 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8
Do ảnh hưởng của bão, đêm nay vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam còn có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Từ ngày mai (23/6), vùng biển phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, sau đó là một vùng áp thấp.
Đến 16 giờ ngày 24/6, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 23,0 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 40km một giờ).
Từ đêm mai (23/6), ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-3m. Nguy cơ cao xuất hiện lũ ống, lũ quét và sạt lở đất ở các tỉnh: Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa bão
Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn vừa có công điện số 05/CĐ-TW gửi tới Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: NNPTNT, Quốc phòng, GTVT, Công Thương, Ngoại giao.
Công điện nêu rõ, để chủ động đối phó với diễn biến mới của bão, Ban Chỉ đạo TWPCTT - Ủy ban Quốc gia TKCN đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, điều chỉnh khu vực nguy hiểm trên biển trong 24 giờ tới bao gồm: Khu vực Bắc vịnh Bắc bộ, vùng biển giới hạn từ Kinh tuyến 108 đến Kinh tuyến 113 và phía Bắc Vĩ tuyến 18.
Thứ hai, đối với các tỉnh Đông Bắc Bắc bộ và miền núi phía Bắc: Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ; cảnh báo dân cư sống ở vùng ven sông, suối, hạ lưu các hồ, đập, vùng trũng, thấp, chủ động phương án phòng ngừa, ứng phó, đảm bảo an toàn cho các hồ đập và đề phòng lũ quét, sạt lở đất.
Thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết vị trí và diễn biến của bão để chủ động phòng, tránh; thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm.
Khu vực nguy hiểm trong 24h tới được xác định là vùng biển từ Kinh tuyến 109 đến 113, phía Bắc Vĩ tuyến 15 và sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của bão.
Theo dõi, kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu, thuyền. Giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; Sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để ứng phó khi có yêu cầu; Tổ chức trực ban nghiêm túc và thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi vào vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 13 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,5 độ Vĩ Bắc; 108,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là khoảng từ 40 đến 50km một giờ), giật cấp 7-8.
Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Do ảnh hưởng của bão số 1, từ đêm mai 23 đến 24 tháng 6 , khu vực Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc sẽ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Trên các sông suối vùng núi phía Bắc có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ với biên độ lên từ 2-3m. |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,3 độ Kinh Đông, trên khu vực ven biển phía Nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi qua vùng biển phía Đông Bắc Vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.
Đến 10 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,6 độ Vĩ Bắc; 108,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (tức là khoảng từ 40 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.
Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Đông Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km. Đến 7 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở trên khu vực ven biển phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động rất mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi qua vùng biển phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ, sau đó đi vào đất liền Trung Quốc và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 7 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (tức là khoảng từ 40 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.
Do ảnh hưởng của bão, từ ngày mai (23/6) vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ có gió mạnh dần lên cấp 5, có lúc cấp 6, riêng vùng biển phía Đông Bắc mạnh cấp 6–7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Theo báo cáo của Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy PCLB, TKCN, Bộ đội Biên phòng, tính đến 6h30 ngày 22/6, Biên phòng các tỉnh, thành phố tuyến biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền trưởng đã thông báo, kiểm đếm và hướng dẫn cho 60.195 phương tiện, lồng bè, chòi canh nuôi trồng thủy sản/276.245 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.
Thế Phong
|
Ở các tỉnh Đông Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc từ đêm mai có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10-15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa và phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 04 giờ ngày 24/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 109,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.
Vùng biển phía Đông vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 5, sau tăng lên cấp 6, giật cấp 7 – 8. Biển động. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 1.
Các tỉnh vùng núi Đông Bắc và Việt Bắc có khả năng mưa lớn diện rộng.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và tiếp tục suy yếu thêm.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa và vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 19 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc) có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3–5 mét. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km và suy yếu dần.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km và mạnh dần lên cấp 9, giật cấp 10-11.
Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 16h ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,9 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là khoảng từ 75 đến 90 km/h), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 16 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 13 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,6 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Nam đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 10-11, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 13 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,7 độ Vĩ Bắc; 110,2 độ Kinh Đông, trên khu vực bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km/h), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Hồi 10h ngày 21/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 10h ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 200 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 10 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên phía Nam bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
Hiện tại, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và các tỉnh, thành phố đang tiếp tục kiểm đếm tàu thuyền hoạt động trên biển.
Để chủ động ứng phó, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn đã có công điện số 03/CĐ-TW hồi 10h30 ngày 20/6 điện Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quốc Phòng, Giao thông vận tải, Ngoại giao đề nghị theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển; thông báo cho các chủ phương tiện đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh.
Bộ Quốc phòng đã có điện số 08/TK lúc 15h00 ngày 20/6 chỉ đạo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Quân chủng Hải quân; Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển sẵn sàng triển khai các biện pháp ứng phó; Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng cũng đã có công điện số 68/TK chỉ đạo biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận và Hải đoàn Biên phòng 38, 48 theo dõi, thông báo cho các tàu, thuyền và sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các tỉnh ven biển tổ chức trực ban theo dõi diễn biến và sẵn sàng ứng phó với bão. Các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Thuận đã có công điện và thông báo cho Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn các cấp, ngành triển khai ứng phó với bão.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được 5-10km. Đến 07 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,0 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 190 km về phía Bắc Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 7 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (tức là khoảng từ 60 đến 90 km một giờ), giật cấp 10-11.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần.
Đường đi và vị trí cơn bão. Ảnh: nchmf.gov.vn (click vào ảnh để xem chi tiết). |
Theo bản tin phát lúc 5h của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 6 giờ vừa qua, áp thấp nhiệt đới hầu như ít dịch chuyển và duy trì cường độ cấp 7.
Hồi 4 giờ ngày 21/6, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60 km một giờ), giật cấp 8-9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Đến 4 giờ ngày 22/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão nên vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 4 giờ ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là khoảng từ 60 đến 75 km một giờ), giật cấp 9-10.
Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3-5 m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.
Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 m. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.
BT