• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Muốn đổi tên cần làm thủ tục gì?

(Chinhphu.vn) - Bà Bùi Thị Liên (Quảng Ninh) hỏi, các thủ tục và hồ sơ liên quan đến vấn đề đổi tên gồm những gì?

22/07/2022 11:02

Về vấn đề này, Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ninh trả lời như sau:

Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký là nội dung thuộc thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch; thủ tục này được thực hiện theo quy định của Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Căn cứ Luật Hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, thì phạm vi, điều kiện thay đổi hộ tịch, thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch, thủ tục đăng ký thay đổi hộ tịch được thực hiện theo các quy định sau:

Về phạm vi, điều kiện thay đổi hộ tịch, cá nhân chỉ được thay đổi họ, chữ đệm và tên theo quy định tại Điều 26 Luật Hộ tịch và Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

Về thẩm quyền giải quyết, việc thay đổi hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Điều 27 và Điều 46 Luật Hộ tịch, trong đó:

UBND cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi.

UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi hộ tịch cho người từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

Về thủ tục, thực hiện theo quy định tại Điều 28 Luật Hộ tịch.

Căn cứ các quy định nêu trên, bà Bùi Thị Liên có thể đến UBND cấp xã, hoặc UBND cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú để  được hướng dẫn cụ thể việc thực hiện thủ tục.

BT