• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các địa phương

(Chinhphu.vn) - Tổ tiết kiệm và vay vốn đóng vai trò là “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) với người vay vốn tại cơ sở. Thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, nguồn vốn tín dụng ưu đãi được chuyển kịp thời đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn.

04/11/2024 16:34
Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các địa phương- Ảnh 1.

Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Thạch An giao dịch tại thị trấn Đông Khê.

Phát huy vai trò của tổ tiết kiệm và vay vốn tại Cao Bằng

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng là một trong những đơn vị làm tốt công tác nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đến nay, toàn huyện có 144 tổ tiết kiệm và vay vốn ở cơ sở. Phòng Giao dịch tăng cường phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội từ cấp huyện đến cấp xã tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các tổ, qua đó sắp xếp, kiện toàn lại các tổ hoạt động yếu kém. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn trong quản lý và sử dụng vốn. 

9 tháng năm 2024, Phòng Giao dịch tổ chức kiểm tra, kiểm soát 76 tổ chức hội cấp xã; 51 tổ tiết kiệm và vay vốn; thực hiện kiểm tra đối chiếu 2.291 hộ vay vốn, với số tiền hơn 170 tỷ đồng.

Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn, 9 tháng năm 2024, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Thạch An đã tổ chức 21 lớp tập huấn cho 453 lượt cán bộ hội, đoàn thể, ban giảm nghèo cấp xã, trưởng ban và ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn nhận ủy thác từ ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra, rà soát quá trình hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn tại địa phương; tích cực hướng dẫn các tổ về quy trình, thủ tục cho vay, gửi tiền tiết kiệm, ghi chép, theo dõi, giám sát các hộ phát huy hiệu quả nguồn vốn vay.

Hội Nông dân tại địa phương cũng thường xuyên tổ chức kiểm tra các tổ tiết kiệm và vay vốn về việc lưu trữ hồ sơ, sổ sách và mục đích sử dụng vốn vay tại cơ sở. Nhờ vậy, nguồn vốn được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, hội viên nông dân đầu tư sản xuất, kinh doanh hiệu quả, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xác định tổ tiết kiệm và vay vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng CSXH, những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Cao Bằng cùng các địa phương và 4 tổ chức hội, đoàn thể mở rộng mạng lưới hoạt động đến các thôn, xóm, tổ dân phố; tổ chức tập huấn cho 6.753/6.753 cán bộ kiêm nhiệm (Chủ tịch UBND cấp xã là thành viên Ban đại diện hội đồng quản trị cấp huyên, cán bộ tổ chức chính trị-xã hội cấp huyện, xã, cán bộ ban giảm nghèo; trưởng thôn, ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn). 

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 2.129 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động với tổng dư nợ ủy thác trên 4.585 tỷ đồng. Để nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Cao Bằng chỉ đạo phòng giao dịch các huyện phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị-xã hội thường xuyên rà soát, đánh giá, xếp loại, có kế hoạch củng cố các tổ. Nhờ đó, chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn ngày càng nâng lên, riêng 9 tháng năm 2024, qua bình xét, đánh giá, tỉ lệ thu lãi đúng kỳ hạn hằng tháng đạt 99,81%. Đánh giá chất lượng hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn, toàn tỉnh có 1.914 tổ xếp loại tốt (chiếm 89,9%), 179 tổ xếp loại khá (chiếm tỉ lệ 8,41%).

Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn tại các địa phương- Ảnh 2.

Phú Yên phấn đấu tối thiểu 80% tổ tiết kiệm và vay vốn giao dịch qua ứng dụng số.

Phú Yên phấn đấu tối thiểu 80% tổ tiết kiệm và vay vốn giao dịch qua ứng dụng số

Theo Ngân hàng CSXH chi nhánh Phú Yên, tháng 10 vừa qua, sau khi triển khai tập huấn hướng dẫn sử dụng ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách cho 100% thành viên ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn trên địa bàn tỉnh, bước đầu, 315 tổ đã tham gia thực hiện giao dịch thu lãi, thu tiền gửi qua ứng dụng này ngay trong tháng 10/2024.

Trong đó, TP. Tuy Hòa là địa phương có nhiều tổ tiết kiệm và vay vốn giao dịch qua ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách nhất với 179 tổ, chiếm hơn 81,7% tổng số tổ trên địa bàn thành phố. Các huyện Sơn Hòa, Tây Hòa mỗi địa phương có 28 tổ; huyện Tuy An 22 tổ; huyện Đồng Xuân 15 tổ; huyện Phú Hòa 15 tổ; TX. Đông Hòa và TX. Sông Cầu mỗi địa phương 9 tổ; huyện Sông Hinh 6 tổ tham gia giao dịch qua ứng dụng.

Được biết, tính đến cuối tháng 9/2024, toàn tỉnh Phú Yên có 2.251 tổ tiết kiệm và vay vốn đang hoạt động với tổng dư nợ hơn 4.723 tỷ đồng, 92.578 hộ còn dư nợ. Ngân hàng CSXH chi nhánh Phú Yên phấn đấu đến ngày 31/12/2024, tỉ lệ tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện giao dịch thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên qua ứng dụng Quản lý tín dụng chính sách tối thiểu đạt 80% tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn (trong đó, đến ngày 30/11/2024 tối thiểu 50% tổng số tổ tiết kiệm và vay vốn).

Sau đó, chi nhánh sẽ tiếp tục phối hợp với các hội đoàn thể nhận ủy thác nâng tỉ lệ tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện giao dịch thu lãi, thu tiền gửi của tổ viên qua ứng dụng này và kiện toàn thay thế kịp thời tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động kém hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

BT