• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nạo vét luồng bến cảng, áp dụng biện pháp thi công nào?

(Chinhphu.vn) – Việc lựa chọn biện pháp thi công chủ đạo cần căn cứ điều kiện địa hình, phạm vi thi công, khối lượng và vị trí đổ chất nạo vét, yêu cầu về tiến độ hoàn thành công trình để chủ đầu tư quyết định lựa chọn phương tiện thi công nạo vét cho phù hợp.

23/10/2021 06:02
Bà Doãn Thị Trâm đang lập dự trù kinh phí cho công tác nạo vét luồng bến cảng nhập liệu cho nhà máy điện với biện pháp thi công dùng máy đào gầu dây và xà lan tự hành xả đáy.

Tuy nhiên, khi áp dụng định mức tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD thì thành phần hao phí là: Máy đào gầu dây, sà lan công tác, sà lan vận chuyển và tàu kéo. Như thế sẽ không phù hợp với biện pháp.

Mặt khác, tại Thông tư số 44/2018/TT-BGTVT ngày 3/8/2018 của Bộ Giao thông vận tải có định mức phù hợp hơn là “NV.10092: Nạo vét dưới nước bằng máy đào gầu dây ≤ 5m3, chiều sâu > 9m với thành phần hao phí máy là sà lan công tác 400T, sà lan tự hành mở đáy ≤ 400T; VC.10111 (VC.10121, VC.10122, VC.10123): Vận chuyển đất, cát đổ đi bằng sà lan tự hành mở đáy ≤ 400T”.

Bà Trâm hỏi, bà nên áp dụng định mức nào cho phù hợp với quy định và biện pháp thi công chủ đạo? 

Cục Hàng hải Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải trả lời vấn đề này như sau:

Thành phần hao phí phương tiện thi công nạo vét (bao gồm: Máy đào gầu dây, sà lan công tác, sà lan vận chuyển và tàu kéo) được Bộ Xây dựng ban hành tại Thông tư để hướng dẫn áp dụng thống nhất cho công tác lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng (theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng).

Tuy nhiên, có một số phương tiện thi công nạo vét (bao gồm: Sà lan tự hành, gầu dây loại dung tích lớn,…) chưa có trong hệ thống định mức được ban hành nên Bộ Giao thông vận tải đã căn cứ hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP (nay là Khoản 4 Điều 5 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP) lập và ban hành Thông tư số 44/2018/TT-BGTVT ngày 3/8/2018 bổ sung một số phương tiện cho phù hợp với thực tế (Thông tư được ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng).

Do vậy, việc áp dụng thành phần hao phí phương tiện thi công nạo vét theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 10/2019/TT-BXD ngày 26/10/2019 và của Bộ Giao thông vận tải tại Thông tư số 44/2018/TT-BGTVT ngày 3/8/2018 cơ bản phù hợp theo quy định.

Đối với lựa chọn biện pháp thi công chủ đạo cần căn cứ điều kiện địa hình, phạm vi thi công, khối lượng và vị trí đổ chất nạo vét, yêu cầu về tiến độ hoàn thành công trình để chủ đầu tư quyết định lựa chọn phương tiện thi công nạo vét cho phù hợp.

Chinhphu.vn