Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) – Công ty của bà Nguyễn Thanh Tâm áp dụng kế hoạch đi làm theo ca linh hoạt, thay vì làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, nghỉ ngày thứ Bảy và ngày Chủ nhật thì công ty yêu cầu nhân viên đi làm thứ Bảy và nghỉ bù vào một ngày trong tuần do công ty sắp xếp.
(Chinhphu.vn) – Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d và h Khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(Chinhphu.vn) – Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 1 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
(Chinhphu.vn) – Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
(Chinhphu.vn) – Ông Trần Phương (Hà Nội) làm việc tại một cơ quan Nhà nước. Cơ quan ông trả tiền làm thêm giờ theo Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC. Ngày lễ 1/5 vừa qua trùng vào ngày nghỉ hằng tuần (thứ 7), nên tại cơ quan ông Phương có 2 quan điểm về việc tính trả lương thêm giờ khi đi làm vào ngày này.
(Chinhphu.vn) – Công ty ông Trương Thuấn (Hải Phòng) tổ chức làm việc theo ca, mỗi ca làm việc 12 giờ. Ngày nghỉ hằng tuần bằng 24 giờ.
(Chinhphu.vn) – Ông Thái Hải làm ở một công ty TNHH tại TP. Hải Phòng. Ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ (ngày 21/4/2021) công ty yêu cầu người lao động đi làm và chỉ hưởng mức lương 100% như ngày thường sau đó sẽ cho nghỉ bù vào ngày 29/4/2021. Ông Hải hỏi, công ty làm như vậy có đúng với quy định của Bộ luật Lao động hay không?
(Chinhphu.vn) – Bà Phạm Phương Thảo (Hà Nội) làm việc tại cơ quan Nhà nước, hưởng lương tháng. Bà Thảo hỏi, nếu bà làm thêm giờ vào ngày 1/1 Tết dương lịch thì ngoài tiền lương của tháng 1/2021, bà chỉ được nhận tiền làm thêm giờ = Tiền lương giờ x 200% x số giờ làm thêm trong ngày mùng 1 Tết có đúng không?
(Chinhphu.vn) – Khi công ty có nhu cầu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần thì toàn bộ khoảng thời gian làm việc vào ngày này (bao gồm cả khoảng thời gian nghỉ giữa giờ) là thời gian làm thêm.
(Chinhphu.vn) - Công ty TNHH PwC (TPHCM) có nhân viên bắt đầu làm từ tháng 9/2014 và xin nghỉ phép năm 2019 là 12 ngày để về quê. Công ty đã duyệt cho nhân viên này nghỉ hơn 5 ngày nghỉ ốm, nhưng đến tháng 5/2019 thì xin nghỉ việc.
(Chinhphu.vn) - Tiền lương làm căn cứ để trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương là tiền lương theo hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1, Điểm a Khoản 2 và Điểm a Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Giầy Alena Việt Nam đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về cách làm tròn số khi tính số ngày nghỉ hằng năm.
(Chinhphu.vn) – Khi doanh nghiệp bố trí người lao động làm việc rơi vào thời gian nào (ban ngày, ban đêm) hoặc làm thêm giờ rơi vào ngày nào (ngày thường, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương) thì phải trả lương tương ứng với thời gian đó theo quy định của pháp luật lao động.
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Huế (Hà Nam) hỏi: Trường hợp thanh toán lương ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ việc riêng có hưởng lương có được cộng tiền phụ cấp trách nhiệm công việc hoặc phụ cấp cán bộ công đoàn vào để tính lương những ngày nghỉ đó không?
(Chinhphu.vn) – Ông Trương Quốc Lâm (Hà Nội) công tác ở một đơn vị sự nghiệp công lập, có công việc đặc thù phải làm việc thứ Bảy, Chủ nhật. Ông Lâm hỏi, đơn vị có được thỏa thuận với công chức, viên chức trong biên chế để chọn ngày nghỉ trong tuần và đi làm vào thứ Bảy, Chủ nhật (không tính lương làm thêm giờ) hay không?
(Chinhphu.vn) – Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.
(Chinhphu.vn) – Công ty của bà Nguyễn Thị Lương Phước (TPHCM) ấn định ngày nghỉ hàng tuần là Chủ nhật. Vừa qua, Công ty tham gia hội chợ triển lãm trong thời gian 1 tuần. Nhân viên được tổ chức đi làm liên tục từ thứ Hai đến Chủ nhật (làm thêm giờ vào Chủ nhật).
(Chinhphu.vn) - Bà Phạm Thị Trang (TP. Hà Nội) hỏi: Việc sắp xếp người lao động làm tăng ca rồi nghỉ bù thì tiền lương ngày tăng ca và ngày nghỉ bù được tính như thế nào?
(Chinhphu.vn) – Ông Nguyễn Đình Hoàng (Hà Nội) được cơ quan cử đi tập huấn nghiệp vụ tại địa phương khác, cách cơ quan khoảng 400 km. Để bảo đảm thời gian, ông Hoàng phải đi từ Chủ nhật. Ông Hoàng hỏi, ông có được thanh toán tiền làm thêm giờ không?
(Chinhphu.vn) - Bà Nguyễn Thị Hoa (TP. Hồ Chí Minh) làm việc từ thứ Hai đến thứ Sáu, bảo đảm 48 tiếng/tuần theo quy định của công ty. Thứ Bảy bà được huy động làm thêm ca. Sau đó, bà Hoa xin được nghỉ bù 2 ngày, tuy nhiên, theo công ty trả lời thì việc nghỉ bù như bà yêu cầu là không đúng luật.
(Chinhphu.vn) – Theo phản ánh của ông Bùi Văn Hùng (TP. Đà Nẵng), Tết Dương lịch năm 2016 công ty ông cho nghỉ Tết Dương lịch một ngày 1/1/2016 (thứ Sáu) và bố trí nghỉ thêm 2 ngày tiếp theo là ngày 2 và 3/1/2016 nghỉ bù giỗ Tổ Hùng Vương (thứ Bảy và Chủ nhật).
(Chinhphu.vn) – Số ngày nghỉ làm việc để xác định cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện tinh giản biên chế là số ngày nghỉ làm việc do ốm đau có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH chi trả trợ cấp ốm đau.
(Chinhphu.vn) – Ngày 3/5/2016, bà Nguyễn Minh (TP. Hải Phòng) bị ốm, phải đi khám bệnh. Theo giải thích của nhân viên bệnh viên, ngày 3/5 là lịch nghỉ bù nên bà Minh không được thanh toán BHYT mà phải chi trả 100%. Như vậy là đúng hay sai?
(Chinhphu.vn) – Ông Hà Văn Nhân (TP. Hồ Chí Minh) hỏi: Công ty tôi 100% vốn nước ngoài, trụ sở trong Khu chế xuất Tân Thuận, công nhân đi làm ngày chủ nhật thì được nghỉ bù 1 ngày khác trong tuần nhưng không tính lương 200%. Công ty tôi thực hiện như vậy có đúng quy định không? Tiền làm thêm giờ ngày chủ nhật được tính như thế nào?