• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nghỉ giữa giờ trong ngày làm thêm có tính hưởng lương?

(Chinhphu.vn) – Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

13/05/2022 09:02

Công ty bà Đặng Thị Trọng (Hà Nội) làm việc từ thứ 2 đến thứ 7 và nghỉ Chủ nhật. Các ca làm việc chia như sau:

Ca 1: 8h-17h, nếu có công việc cần làm thêm giờ sẽ làm thêm từ 17h đến 20h (nghỉ ngắn giữa giờ 10h-10h10, 14h-14h10 có hưởng lương; nghỉ trưa 12h-13h không hưởng lương). 

Ca 2: 20h-5h hôm sau, nếu có công việc cần làm thêm giờ sẽ làm thêm từ 5h đến 8h (nghỉ ngắn giữa giờ 22h-22h10, 2h-2h10 có hưởng lương; nghỉ đêm 24h-1h15 không hưởng lương). 

Bà Trọng hỏi, nếu phát sinh công việc cần làm thêm vào Chủ nhật, khung thời gian nghỉ trưa 12h-13h và nghỉ đêm 24h-1h có được hưởng lương không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Tại Khoản 1, Điều 106 Bộ luật Lao động quy định: Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Câu hỏi của bà chưa đủ thông tin về tổ chức ca làm việc (ca làm việc liên tục), thời giờ nghỉ ngơi được tính vào thời giờ làm việc theo quy định pháp luật hiện hành nên chưa đủ cơ sở để trả lời cụ thể. Căn cứ Điều 4 Nghị định số 24/2014/NĐ-CP, đề nghị bà bổ sung thông tin, liên hệ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn