Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Bà Kim Huyền (Quảng Ngãi) hỏi, đối với trường hợp nêu trên, công ty bà báo giảm không lương cho lao động nữ trong tháng 7/2021 thì có đúng không, hay tháng 7 vẫn để chế độ người lao động nghỉ thai sản? Nếu để chế độ nghỉ thai sản thì thời gian nghỉ thai sản là 7 tháng, như vậy có đúng quy định không? Công ty phải báo như thế nào để người lao động được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh?
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 1, Điều 34, Khoản 2, Điều 39, Khoản 3, Điều 85, Khoản 4, Điều 86 Luật BHXH năm 2014: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm một tháng.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng BHXH, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH.
Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Vì vậy, đối với người lao động (như nêu tại câu hỏi), nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ ngày 13/1/2021 đến hết ngày 12/7/2021 (6 tháng). Sau đó nghỉ dưỡng sức đến ngày 19/7/2021, từ ngày 20/7/2021 bắt đầu làm việc trở lại, đơn vị đã báo giảm (dừng) tham gia BHXH từ tháng 1/2021 (từ ngày 1/1/2021) đến ngày 30/6/2021 (đủ 6 tháng) thì từ tháng 7/2021, công ty đăng ký đóng BHXH (trở lại) đối với người lao động này là đúng quy định.
Thời gian nghỉ dưỡng sức (không hưởng tiền lương) trong tháng 7 dưới 14 ngày làm việc nên tháng 7 công ty và người lao động vẫn phải đóng BHXH bắt buộc.
Chinhphu.vn