• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe?

(Chinhphu.vn) - Ông Nguyễn Minh Tiến (Hà Nội) bị hỏng một mắt trái từ nhỏ. Vừa qua ông nộp hồ sơ sát hạch thi bằng lái xe máy A1 nhưng không được chấp thuận.

01/03/2017 09:02

Qua tham khảo ý kiến của những người có hoàn cảnh giống ông trên các trang mạng xã hội, nhiều trường hợp vẫn sử dụng xe máy. Ở nước ngoài những trường hợp như ông vẫn được cấp bằng lái xe máy, thậm chí bằng lái xe ô tô. Bản thân ông Tiến đã từng tham giao thông bằng xe đạp, xe máy nhưng chưa gặp phải sự cố tai nạn nào.

Do đó, ông Tiến kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét sửa đổi quy định, cho phép người bị hỏng một mắt được thi cấp bằng lái và tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy.

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ, người lái xe phải có sức khoẻ phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền quy định về tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe.

Khoản 3 Điều 59 Luật Giao thông đường bộ quy định: "Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật được cấp giấy phép lái xe hạng A1".

Trường hợp cá nhân đã được cơ sở y tế khám sức khỏe xác định không đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển mô tô thì có thể sử dụng loại xe máy có dung tích xy lanh nhỏ hơn 50cm3 hoặc các loại xe khác không cần phải có giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật; hoặc sử dụng các phương tiện vận tải công cộng khác như xe buýt.

Trường hợp cá nhân đã được cơ sở y tế khám sức khỏe xác định đủ điều kiện về sức khỏe để điều khiển mô tô thì tham gia khóa đào tạo điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật, để được sát hạch, cấp giấy phép lái xe hạng A1 theo quy định tại Điều 55 Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20/10/2015 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Chinhphu.vn