• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Người lao động qua học nghề có tiếp tục được mức lương cao hơn 7%?

(Chinhphu.vn) – Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2022 không có quy định về việc trả lương cao hơn ít nhất 7% đối với người làm công việc, chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề. Vậy, những người lao động này có còn được hưởng mức chênh lệch này không?

21/09/2022 09:02

Theo phản ánh của bà Nguyễn Hạnh, Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 1/7/2022 là tin vui đối với người lao động. Tuy nhiên, nhiều người băn khoăn về việc Nghị định không quy định lao động qua đào tạo được trả lương cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng. 

Bà Nguyễn Hạnh hỏi, thông tin này có đúng không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Ngày 12/6/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Nghị định trên có hiệu lực từ ngày 1/7/2022, thay thế cho Nghị định 90/2019/NĐ-CP, trong đó không có quy định về mức lương trả cho người lao động đã qua học nghề hoặc đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng tương ứng.

Tuy nhiên, ngày 17/6/2022, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cùng Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thống nhất ban hành Công văn số 2086/BLĐTBXH-TLĐLĐVN về triển khai Nghị định số 38/2022/NĐ-CP về lương tối thiểu, theo đó tại Mục b, Khoản 1.1, Điều 1 Công văn hướng dẫn như sau:

Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Theo đó, các nội dung đã thực hiện trong đó có chế độ tiền lương trả cho người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi qua học nghề, đào tạo nghề cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu thì tiếp tục thực hiện, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác theo quy định của pháp luật lao động.

Chinhphu.vn