• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị định 78 kéo giảm số hộ nghèo, bảo đảm an sinh, an dân

(Chinhphu.vn) - Qua 20 năm thực hiện Nghị định số 78-NĐ/CP của Chính phủ, nguồn vốn ưu đãi đã giúp Đắk Nông, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc giảm mạnh số hộ nghèo. Qua đó, an sinh xã hội được bảo đảm, công cuộc xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh.

22/08/2022 13:14
Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị định số 78 kéo giảm hộ nghèo, bảo đảm an sinh, an dân - Ảnh 1.

UBND tỉnh Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Đắk Nông

Đắk Nông: Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 56% xuống còn 11,19%

Tại hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ (2002-2022), UBND tỉnh Đắk Nông cho biết hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh không ngừng phát triển, góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới…

Đến 30/6/2022, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách toàn tỉnh đạt hơn 4.075 tỷ đồng, tăng 139 lần so với năm 2004 (năm thành lập NHCSXH Đắk Nông). Tổng dư nợ đến 30/6 đạt hơn 3.527 tỷ đồng, tăng 121 lần so với so với năm 2004.

Từ 3 chương trình tín dụng cho vay thời điểm 2004, đến nay, NHCSXH tỉnh đang triển khai 18 chương trình,  doanh số cho vay đạt hơn 9.700 tỷ đồng với hơn 430.000 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Doanh số cho vay bình quân mỗi năm 550 tỷ đồng, với tộc độ tăng trưởng bình quân hằng năm 22%.

Nguồn vốn ưu đãi trên đã giúp cho hơn 430.000 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận nguồn vốn, tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động; giúp cho hơn 62.000 HSSV hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; hơn 156.000 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường và hơn 3.000 căn nhà cho hộ nghèo không có nhà ở… được xây dựng.

Từ nguồn vốn ưu đãi giúp hộ nghèo có nguồn lực phát triển sản xuất, tỉ lệ hộ nghèo (tiêu chí đa chiều) của Đắk Nông giảm từ 56% (năm 2004) xuống còn 11,19% (năm 2021). Toàn tỉnh đã có 35 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Từ một tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao, Đắk Nông đã thoát khỏi nhóm tỉnh nghèo. Cùng với đó, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần ngăn chặn nạn "tín dụng đen ở nông thôn", góp phần đảm bảo an sinh xã hội và an ninh trật tự tại địa phương.

Lâm Đồng: Kênh tín dụng ưu đãi lớn nhất, đáp ứng toàn diện nhu cầu hộ nghèo

Ông Đặng Trí Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh Lâm Đồng khẳng định điều này khi tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ.

Trong 20 năm qua, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã chuyển tải hơn 13.200 tỷ đồng của 16 chương trình tín dụng chính sách đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trong tỉnh. 

Nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giúp hơn 85.000 hộ thoát nghèo; gần 49.00 hộ thoát cận nghèo; giải quyết việc làm cho trên 116.000 lao động; giúp cho gần 70.000 HSSV có kinh phí học tập.

Cũng trong thời gian này, đã có hơn 117.000 công trình nước sạch, vệ sinh và gần 6.500 căn nhà ở cho hộ nghèo được xây dựng.

Chính sách tín dụng ưu đãi góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2005-2010 từ 22,72% xuống còn 6,31% vào cuối năm 2010; giai đoạn 2011-2015 từ 12,6% năm 2010 xuống còn 1,75% cuối năm 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 từ 6,67% xuống còn 0,9% cuối năm 2021.

Nguồn vốn ưu đãi góp phần đưa 7 huyện và 107 xã trên toàn tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới. 

Kết quả giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội của tỉnh Lâm Đồng trong những năm qua có đóng góp rất quan trọng của kênh tín dụng chính sách thông qua NHCSXH.

Cùng với đó, thông qua chính sách tín dụng có vay-có trả, một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển biến nhận thức, tập quán làm ăn, chủ động vươn lên thoát nghèo.

Đây thật sự là kênh tín dụng ưu đãi lớn nhất, không vì mục tiêu lợi nhuận, đáp ứng toàn diện các nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Nguồn vốn ưu đãi từ Nghị định số 78 kéo giảm hộ nghèo, bảo đảm an sinh, an dân - Ảnh 2.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc dự hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện Nghị định số 78/NĐ-CP. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc: Hơn nửa triệu lượt hộ nghèo được vay vốn

 Thực hiện Nghị định số 78 của Chính phủ, 20 năm qua, với sự vào cuộc của các cấp, các ngành và hệ thống chính trị - xã hội, việc triển khai tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt nhiều kết quả nổi bật.

Nguồn vốn ưu đãi đã giúp hơn 515.200 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; giải quyết việc làm cho hơn 313.500 lao động; hỗ trợ trên 2.000 lao động được vay vốn đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Cùng với đó, hơn 39.100 công trình vệ sinh-nước sạch được xây dựng; 70.400 HSSV được vay vốn học tập; hơn 5.000 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng mới nhà ở và 370 hộ được hỗ trợ mua nhà ở xã hội…

Từ nguồn vốn ưu đãi, hơn 68.500 hộ trên địa bàn tỉnh đã thoát nghèo.

Đến nay, mạng lưới điểm giao dịch của NHCSXH tỉnh đã bao phủ 100% thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn với 136 điểm giao dịch xã, phường và hơn 2.200 tổ tiết kiệm và vay vốn. Đây là điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ưu đãi chính sách một cách thuận lợi, kịp thời.