• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Nhiều kết quả nghiên cứu khả quan từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Những nghiên cứu khoa học về nông nghiệp luôn lấy người nông dân làm trung tâm, phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng cao trong sản xuất, để các sản phẩm khoa học công nghệ lan tỏa sâu rộng và hỗ trợ nông dân tiếp cận với các tiến bộ mới.

18/05/2022 17:32
Nhiều kết quả nghiên cứu khả quan từ Học viện Nông nghiệp Việt Nam   - Ảnh 1.

Các cá nhân tiêu biểu được vinh danh tại Hội nghị Khoa học công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Ảnh: VGP/Đỗ Hương

Hưởng ứng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội nghị Khoa học công nghệ Học viện.

GS.TS Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện cho biết, trong giai đoạn 2019-2021, hoạt động khoa học và công nghệ của Học viện đã đạt được thành tích đáng khích lệ. Số lượng các tiến bộ kỹ thuật/bằng sáng chế/giải pháp hữu ích tăng mạnh, đặc biệt là các công bố quốc tế (tăng 10%).

Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu được nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao như: Nano Canxi VNUA, VNUA–Biotic, VNUA-Mios V, VNUA–Aqua.

Nano Canxi VNUA là một loại khoáng tự nhiên có một số đặc tính nổi trội như tính tương thích sinh học cao; hàm lượng canxi nguyên tố cao (chiếm 40% khối lượng); có kích thước cỡ nano, tăng cường độ hấp thu của cơ thể; các thành phần bổ trợ Mg, Se, D3, K2 cho quá trình hấp thụ canxi. 

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Minh, người chịu trách nhiệm triển khai đề tài nghiên cứu, nhóm chế phẩm vi sinh hỗ trợ phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản gồm:

VNUA-Biotic là sản phẩm bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, có tác dụng tăng hệ số tiêu hoá của vật nuôi giúp tiết kiệm thức ăn, giảm phát thải của vật nuôi, từ đó giảm chi phí sản xuất. 

VNUA-Mios V là loại chế phẩm vi sinh dùng xử lý môi trường, khử mùi nền chuồng, khu vực nuôi và xung quanh (dạng lỏng); làm đệm lót, xử lý phân thải, nước thải; hoặc sản xuất phân hữu cơ/hữu cơ vi sinh/hữu cơ khoáng để tái sử dụng bón cho cây trồng.

VNUA -Aqua là chế phẩm vi sinh đa chức năng dùng để xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm hữu cơ, tăng cường miễn dịch cho thủy sản và hạn chế dịch bệnh, xử lý bùn thải ao nuôi thành phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh.

Tính năng vượt trội của bộ sản phẩm này giúp nông dân theo cả chu trình chăn nuôi sẽ giúp nâng cao hệ số tiêu hoá và tăng cường miễn dịch cho vật nuôi nên giảm được lượng thức ăn tiêu thụ. Đồng thời sử dụng bộ sản phẩm vật nuôi vẫn khoẻ mạnh, tăng trưởng nhanh, giảm được phát thải, giúp nông dân giảm được khoảng 20% lượng thức ăn sử dụng; thay thế được hoàn toàn cho hoá chất và chất kháng sinh thường dùng.

TS. Hoàng Hiệp, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tăng trưởng xanh, hướng nghiên cứu của Viện là lấy người nông dân làm trung tâm để phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng trong sản xuất, để các sản phẩm khoa học công nghệ lan tỏa sâu rộng và hỗ trợ nông dân tiếp cận với các tiến bộ mới.

Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã quyết liệt việc đổi mới công tác tổ chức, hoàn thiện quy định quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, thành lập các nhóm nghiên cứu (36 nhóm nghiên cứu mạnh, 6 nhóm nghiên cứu xuất sắc và 4 nhóm nghiên cứu tinh hoa) để tăng cường các nghiên cứu chuyên sâu, mang tính đột phá để tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng cao và tăng cường công bố quốc tế.

GS.TS Nguyễn Thị Lan cho biết, trong những năm qua, Học viện đã chủ động khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực để đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Nhân dịp này, Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã vinh danh khen thưởng 34 giải thưởng của tập thể, cá nhân là cán bộ, giảng viên và sinh viên của Học viện. 46 cá nhân và 11 nhóm tác giả được vinh danh khen thưởng có thành tích trong công bố khoa tại các tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/scopus; đấu thầu thành công các đề tài cấp bộ và tương đương trở lên và tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng được công nhận cấp quốc gia.

Đỗ Hương