• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phân biệt giữa viên chức và người lao động

(Chinhphu.vn) - Ông Đặng Quốc Sỹ (sydangquoc@...) làm việc tại 1 bệnh viện công lập và muốn được biết, trường hợp của ông được xác định là viên chức, hay người lao động theo hợp đồng lao động (không xác định thời hạn hoặc có thời hạn)?

04/07/2013 18:35

Ông Sỹ đã ký 3 hợp đồng lao động với bệnh viện, cụ thể:

- Hợp đồng lần thứ nhất có thời hạn 4 tháng (từ ngày 1/8/2008 đến ngày 1/12/2008)

- Hợp đồng lần thứ hai có thời hạn 3 năm (từ ngày 1/12/2008 đến ngày 1/12/2011)

- Hợp đồng lần thứ ba có thời hạn 2 năm 7 tháng (từ ngày 1/1/2013 đến 1/8/2015)

Khoảng thời gian từ ngày 1/12/2011 đến 1/1/2013, ông Sỹ không ký hợp đồng nào nhưng vẫn làm công việc cũ.

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội giải đáp thắc mắc của ông Sỹ như sau:

Người làm việc ở trong các đơn vị sự nghiệp công lập (trong đó có bệnh viện công lập) bao gồm: công chức đứng đầu đơn vị, viên chức và người lao động.

Viên chức

Viên chức là người được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc (HĐLV), hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập. Việc tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập đó. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết HĐLV với người trúng tuyển vào viên chức. Có 2 loại HĐLV là:

- HĐLV xác định thời hạn, là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. HĐLV xác định thời hạn áp dụng đối với người trúng tuyển vào viên chức (trừ trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức).

- HĐLV không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. HĐLV không xác định thời hạn áp dụng đối với trường hợp đã thực hiện xong HĐLV xác định thời hạn và trường hợp cán bộ, công chức chuyển thành viên chức.

Người lao động

Người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là người thực hiện một số loại công việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ như: Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp; Lái xe; Bảo vệ; Vệ sinh; Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp; nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...

HĐLĐ gồm các loại sau đây:

- HĐLĐ không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

- HĐLĐ xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

- HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Khi HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày HĐLĐ hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới; nếu không ký kết HĐLĐ mới thì HĐLĐ xác định thời hạn đã giao kết trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn.

Trường hợp hai bên ký kết HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 1 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn.

Trở lại vấn đề ông Đặng Quốc Sỹ hỏi, việc xác định ông là viên chức hay người lao động cần căn cứ vào vị trí làm việc, công việc thực hiện; hình thức tuyển dụng (thi tuyển, xét tuyển) hay thỏa thuận. Nhưng qua thông tin ông cung cấp, có thể nhận định ông là người lao động làm việc tại bệnh viện công lập theo HĐLĐ.

Trường hợp ông Sỹ đã ký HĐLĐ lần thứ hai có thời hạn 3 năm từ ngày 1/12/2008 đến ngày 1/12/2011. Sau 30 ngày kể từ khi hết hạn HĐLĐ lần thứ hai, không thấy Bệnh viện ký tiếp hợp đồng với ông Sỹ nhưng vẫn sử dụng ông làm công việc cũ, thì HĐLĐ đã ký ngày 1/12/2008 đã trở thành HĐLĐ không xác định thời hạn. Hiện nay ông Sỹ là người lao động đang thực hiện HĐLĐ không xác định thời hạn tại bệnh viện.

Việc ngày 1/1/2013, bệnh viện ký thêm với ông Sỹ HĐLĐ thứ ba có thời hạn 2 năm 7 tháng từ ngày 1/1/2013 đến ngày 1/8/2015 là không đúng quy định.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.