• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phó Thủ tướng kiểm tra thực hiện Nghị quyết 02 tại Hải Phòng

(Chinhphu.vn) - Sáng 20/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác cùng đại diện một số bộ, ngành, hiệp hội, doanh nghiệp (DN) đã làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về tình hình thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 2019 và định hướng đến năm 2021.

20/06/2019 09:46
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và đoàn công tác làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về tình hình thực hiện Nghị quyết 02/NQ-CP. Ảnh: VGP/Đình Nam 
Phó Thủ tướng đề nghị đại diện các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp (DN), chính quyền TP. Hải Phòng cần phân tích rõ những bất cập, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 02, cũng như kinh nghiệm được rút ra.

“Phải chăng là do phương pháp thực hiện chưa tốt, văn bản pháp luật còn chồng chéo, còn hiện tượng cục bộ, kỷ cương, kỷ luật công vụ của cán bộ, công chức. Bao trùm lên là cách điều hành, tổ chức thực hiện chưa phân định rõ trách nhiệm ai chịu khâu nào, chỗ nào, làm gì. Chúng ta cùng nhau trao đổi, nêu giải pháp để tới đây thực hiện được tốt hơn, đặc biệt chỉ rõ được ai làm gì, chịu trách nhiệm đến đâu và trước ai”, Phó Thủ tướng nêu vấn đề.

Sau khi Nghị quyết 02 được ban hành, UBND TP. Hải Phòng đã sớm ban hành kế hoạch hành động, thực hiện chế độ thông tin báo cáo về kết quả triển khai.

Các sở, ngành, UBND các quận, huyện đã thực thi đầy đủ điều kiện kinh doanh đã bị bãi bỏ, những nội dung được đơn giản hóa của các quy định về điều kiện kinh doanh, không tự đặt thêm điều kiện kinh doanh trái quy định của pháp luật, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa về số lượng giấy tờ và rút ngắn thời gian so với quy định.

Sở KH&ĐT đã cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thành lập mới qua mạng chiếm tỷ lệ 88,69% số hồ sơ. Sở KH&CN vận hành, sử dụng có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 với 40/40 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết, đạt tỷ lệ 100%.

Thanh tra thành phố đã nâng cấp và triển khai phần mềm “Hệ thống quản lý kế hoạch thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố”, chủ trì, thống nhất với các cơ quan liên quan trong việc chủ trì, phối hợp việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Có 37 cơ quan đã xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra 3.795 lượt DN, số DN không bị trùng các cơ quan thanh tra, kiểm tra là 3.293 lượt.

Cục Hải quan Hải Phòng đã triển khai kết nối hệ thống VASSCM (quản lý hải quan tự động tại cảng biển) đối với tất cả 36 kho ngoại quan thuộc địa bàn quản lý.

Tính từ tháng 9/2016 đến nay, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức 30 hội nghị đối thoại DN, đã có 190/282 kiến nghị được giải quyết triệt để (chiếm 67,38%), 92/282 kiến nghị (chiếm 32,62%) đang được UBND Thành phố và các sở, ngành, địa phương giải quyết. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, UBND TP. Hải Phòng đã tổ chức 5 kỳ hội nghị đối thoại DN, đã có 12/20 kiến nghị được giải quyết triệt để (chiếm 60,00%), 8/12 kiến nghị đang giải quyết (chiếm 40,00%).

Các trường học trên địa bàn thành phố đã thực hiện thanh toán điện tử, không dùng tiền mặt phần lớn các nội dung thanh toán. Điện lực Hải Phòng đã thực hiện triển khai thanh toán không dùng tiền mặt đối với toàn bộ khách hàng và tỷ lệ sử dụng đạt 45,4%, Công ty cổ phần Cấp nước Hải Phòng đã thực hiện thanh toán tiền nước qua 9 nhà cung cấp dịch vụ trung gian với 20.557 khách hàng, đạt tỷ lệ 6,6%, giá trị thanh toán đạt 29% tổng doanh thu tiền nước… Đến hết tháng 5/2019, toàn thành phố có 25.112 người hưởng lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM, chiếm tỷ lệ 16,6%.

Tuy nhiên, lãnh đạo TP. Hải Phòng cũng nêu thực tế, hiện nhiều bộ, ngành triển khai các dịch vụ công trực tuyến theo ngành dọc, do vậy nhiều sở, ngành, địa phương phải vận hành song song cả hệ thống của thành phố, dẫn đến khối lượng công việc tăng như Sở Tài chính, Tư pháp, GTVT, Sở Y tế… Đáng chú ý, số lượng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4 của Hải Phòng còn rất thấp, mới đạt 59/1.889 dịch vụ thuộc thẩm quyền cả 3 cấp, trong đó cấp thành phố là 1.504 thủ tục, trong khi đó đến trước tháng 12/2019 phải có 30% dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4.

Hạ tầng công nghệ thông tin của một số huyện còn hạn chế; việc ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện dịch vụ công trực tuyến của người dân còn hạn chế.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng như DN hoạt động tại TP. Hải Phòng cũng phản ánh những bất cập trong các hoạt động thủ tục kiểm tra chuyên ngành, nhập khẩu một số mặt hàng, hoạt động vận tải, logistics…

Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tiếp tục thông tin về cuộc làm việc này.

Đình Nam