• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Phụ cấp cho người lao động có cần ghi vào hợp đồng?

(Chinhphu.vn) – Công ty ông Nguyễn Thanh Lâm (Bình Dương) đang hỗ trợ cho đội trưởng và đội phó đội phòng cháy chữa cháy 447.000 đồng/tháng, tương đương với 0,3% mức lương cơ sở. Công ty có đóng bảo hiểm cho khoản hỗ trợ này.

28/04/2021 14:02

Ông Lâm hỏi, mức phụ cấp này có phải ghi vào hợp đồng lao động hay phụ lục hợp đồng lao động không? Phụ cấp này có được tính vào lương để chi trả tiền phép năm đối với những lao động chưa sử dụng hết phép năm không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 22/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì hợp đồng lao động có nội dung mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác.

Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cụ thể về mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động.

Đề nghị ông đối chiếu các quy định trên và căn cứ vào tính chất của khoản hỗ trợ cho người lao động để ghi vào trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH nêu trên.

Theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 6 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm. Đối với người lao động chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hàng năm.

Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 6 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

Vì vậy, trường hợp khoản phụ cấp phòng cháy, chữa cháy được ghi trong hợp đồng lao động thì khoản tiền này được tính vào tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021, theo đó, nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động được quy định tại Khoản 1 Điều 21 của Bộ luật Lao động.

Việc chi trả phép năm đối với trường hợp người lao động được thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 67 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Chinhphu.vn