• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy chế hoạt động của BCĐ rà soát, xử lý vướng mắc hệ thống văn bản QPPL

(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vừa ký Quyết định số 78/QĐ-BCĐRSXLVBQPPL ngày 8/7/2024 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo này.

08/07/2024 17:07
Quy chế hoạt động của BCĐ rà soát, xử lý vướng mắc hệ thống văn bản QPPL
- Ảnh 1.

Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tập thể thảo luận, Trưởng Ban Chỉ đạo kết luận và chỉ đạo thực hiện.

Thành viên Ban Chỉ đạo tham gia, thực hiện đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo và kịp thời báo cáo, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại Quy chế này.

Chế độ làm việc của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo. Thường trực Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ Tư pháp. Giúp việc cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo là Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo.

Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quyết định thành lập Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo, bảo đảm nguyên tắc gọn nhẹ, hiệu quả, không phát sinh biên chế.

Các bộ, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm cử thành viên tham gia Nhóm giúp việc Ban Chỉ đạo theo đề nghị của Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.

Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 3 Quyết định số 603/QĐ-TTg ngày 8/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Phương Nhi