• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về đưa người lao động đi thực tập ở nước ngoài

(Chinhphu.vn) – Công ty Luật TNHH Asia Legal muốn được biết, tiêu chí nào để phân biệt hai trường hợp: “đào tạo nghề” theo quy định Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 và “đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề” theo quy định tại Điều 6 và Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006?

16/01/2020 14:02

Khách hàng của Công ty Luật TNHH Asia Legal là một công ty 100% vốn nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam, là thành viên trong một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trong lĩnh vực máy móc công nghiệp. Công ty có nhu cầu đưa một số người lao động của mình sang các công ty thành viên trong cùng tập đoàn ở nước ngoài để trực tiếp thực hiện công việc của kĩ sư sửa chữa máy móc công nghiệp nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.

Sau khi kết thúc thời gian làm việc/thực tập/tu nghiệp ở Công ty nước ngoài, những người lao động này sẽ quay trở lại làm việc tại Công ty trong thời hạn đã cam kết. Trong quá trình làm việc/thực tập/tu nghiệp ở Công ty nước ngoài, người lao động sẽ được chi trả lương, trợ cấp, bảo hiểm cùng các chế độ khác theo quy định nước sở tại và bởi Công ty nước ngoài (Công ty không chi trả lương trong thời gian này).

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề: “1.Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động”.

Mặt khác, Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài: “3. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề”.

Trong trường hợp này, Công ty đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề phải đăng ký Hợp đồng nhận lao động thực tập theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006.

Tuy nhiên, hiện nay, Công ty Luật TNHH Asia Legal nhận thấy chưa có quy định nào hướng dẫn cụ thể về trường hợp nào được coi là “đào tạo nghề” theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 hay “đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề” theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006, trong khi mục đích cuối cùng của cả hai hoạt động này đều là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Điều này hiện đang gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn luật áp dụng để đưa người lao động sang nước ngoài nhằm nâng cao tay nghề như đã nêu ở trên.

Công ty Luật TNHH Asia Legal hỏi, tiêu chí nào để phân biệt hai trường hợp: “đào tạo nghề” theo quy định Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 và “đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề” theo quy định tại Điều 6 và Điều 36 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006?

Trường hợp Công ty Luật TNHH Asia Legal đã nêu áp dụng quy định về “đào tạo nghề” theo quy định Điều 62 Bộ luật Lao động 2012 hay “đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề” theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Điều 62 Bộ luật Lao động quy định rõ về hợp đồng đào tạo nghề (đối tượng, nội dung hợp đồng, chi phí liên quan, trách nhiệm của các bên) trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động.

Bên cạnh đó, việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề được quy định rõ tại Mục 4 Chương II Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (điều kiện, trình tự, thủ tục để doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cai tay nghề).

Chinhphu.vn