Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Hiện chiếc xe này khi chở hàng đi các địa phương khác, nếu chở 3,8 tấn sẽ bị phạt vì quá tải trên 30%; chở 4,5 tấn thì bị phạt quá tải trên 50%, trong khi việc chở như định mức 5 tấn trước kia hoàn toàn an toàn và không gây hư hỏng cầu đường.
Điều này dẫn đến chi phí chuyên chở trên đơn vị hàng hóa sẽ tăng cao. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Phượng đề nghị cơ quan chức năng giải đáp nguyên nhân xe của Công ty bà đang vận chuyển hàng hóa bình thường, đúng định mức, an toàn, không gây quá tải cầu đường, lại bị giảm tải.
Bà Phượng cũng đề nghị cơ quan chức năng rà soát lại các quy định về tải trọng cho phép ghi trong sổ kiểm định để không ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế mà vẫn đáp ứng về mặt an toàn. Đồng thời công bố trên các kênh thông tin về quy định đăng kiểm để cá nhân, doanh nghiệp biết tham khảo, không gây bất ngờ, hoặc người dân có thể phản ánh ngay cần thiết.
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải có ý kiến như sau:
Hiện nay việc cấp khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông của phương tiện căn cứ theo các quy định sau:
- Khối lượng hàng chuyên chở của phương tiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất: Đây là khả năng chuyên chở theo thiết kế chịu tải của phương tiện căn cứ theo tài liệu kỹ thuật của phương tiện.
- Khả năng chịu tải của cầu đường theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010, Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011và Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải.
Việc hạ tải của phương tiện cũng được áp dụng theo quy định tại Thông tư số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/2/2010, Thông tư số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/2/2011 và Thông tư số 65/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải do trước đây đã cấp theo sức chịu tải của phương tiện.
Đối với trường hợp nêu trên của bà Huỳnh Thị Phượng, Bộ Giao thông vận tải đề nghị được cung cấp biển số của phương tiện để làm căn cứ xem xét và trả lời cụ thể.
Chinhphu.vn