• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Quy định về thời điểm đánh giá CBCC cuối năm có bất cập?

(Chinhphu.vn) – Để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế công tác đánh giá, xếp loại hàng năm, tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng được tiến hành trước ngày 15/12 hàng năm là phù hợp.

23/01/2021 08:02

Theo phản ánh của Công ty CP Đầu tư Tây Ban Nha, Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP quy định: “Thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức được tiến hành trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị”.

Còn Điểm a Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Dân sự quy định: “Một năm là ba trăm sáu mươi lăm ngày”.

Công ty hỏi, nếu việc đánh giá, xếp loại phải được tiến hành trước ngày 15/12 của năm, thì tổng số ngày của năm tiến hành đánh giá, xếp loại là bao nhiêu ngày?

Quy định tại Nghị định là thời hạn tiến hành đánh giá, nhưng lại chưa có thời hạn tổng kết kết quả đánh giá. Như vậy nếu việc đánh giá kéo dài 6 tháng, 9 tháng thì có sai với quy định nào không?

Công ty cũng đề nghị được giải đáp lý do Nghị định không ban hành một quy chế đánh giá khung mà giao quyền này cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành? Nếu như cán bộ là người đứng đầu ban hành Quy chế với những nội dung tùy tiện, ví dụ quy định thời hạn tổng kết kết quả đánh giá là 24 tháng kể từ ngày tiến hành đánh giá, thì lấy gì làm thước đo để cho rằng quy định này đúng hay là chưa đúng?

Theo Hiến pháp và Luật Cán bộ, công chức thì cán bộ phải chịu sự giám sát của nhân dân, nhưng trong Nghị định số 90/2020/NĐ-CP không thấy có quy định về việc nhân dân tham gia giám sát kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, hồ sơ cán bộ, như vậy Nghị định liệu có thiếu sót?

Về vấn đề này, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

Việc đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện trước khi thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên và tổng kết công tác bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Do vậy, để phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và thực tế công tác đánh giá, xếp loại hàng năm, tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP quy định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng được tiến hành trước ngày 15/12 hàng năm là phù hợp. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và một số lĩnh vực khác có thời điểm kết thúc năm công tác trước tháng 12 hàng năm thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức.

Tại Điều 23 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã có quy định người đứng đầu cơ quan quản lý cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng đối với cán bộ, công chức, viên chức hàng năm theo quy định tại Nghị định này; chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng công tác đánh giá, xếp loại chất lượng và gửi báo cáo kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý về Bộ Nội vụ để tổng hợp trước ngày 1/3 hàng năm.

Nghị định số 90/2020/NĐ-CP đã quy định chung về nguyên tắc, tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định số 90/2020/NĐ-CP giao cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ban hành Quy chế đánh giá để phù hợp với đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình, nhưng yêu cầu phải bảo đảm phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

Về việc tổ chức thực hiện quy định của Hiến pháp về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã được thể hiện trong các quy định của pháp luật có liên quan về tổ chức, hoạt động của bộ máy Nhà nước và nguyên tắc hoạt động công vụ, thực thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; quy định về việc khiếu nại, tố cáo.

Chinhphu.vn