Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025.
(Chinhphu.vn) - Trong tiến trình sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, một trong những vấn đề được dư luận đặc biệt quan tâm là phương án sử dụng, xử lý khối lượng lớn trụ sở, tài sản công dôi dư cũng như việc tổ chức, kiện toàn bộ máy chính quyền sau sáp nhập.
(Chinhphu.vn) - Các tỉnh, thành phố đã xây dựng 3.193 phương án sắp xếp 9.907 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 3.193 đơn vị hành chính cấp xã mới, giảm 6.714 đơn vị.
(Chinhphu.vn) - Sau khi các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị cấp xã đi vào hoạt động ổn định, tạm thời dự kiến bố trí bình quân 60 biên chế/1 xã, phường, đặc khu (bao gồm biên chế khối Đảng, đoàn thể và chính quyền địa phương cấp xã).
(Chinhphu.vn) - Không tính biên chế viên chức, đối với cấp tỉnh, dự kiến bố trí khoảng 91.784 biên chế cán bộ, công chức; dự kiến giảm khoảng 18.449 biên chế (do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo chính sách).
(Chinhphu.vn) - Theo tổng hợp ban đầu của Bộ Nội vụ, dự kiến thành phố Hà Nội là địa phương có tỉ lệ giảm đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp nhiều nhất.
(Chinhphu.vn) - Theo lãnh đạo Vụ Chính quyền địa phương (Bộ Nội vụ), việc kết thúc hoạt động chỉ áp dụng đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố vẫn tiếp tục hoạt động và chưa có chủ trương của cấp có thẩm quyền về việc kết thúc hoạt động của đối tượng này.
(Chinhphu.vn) - Bộ Chính trị đã xem xét tới 3 lần và cân nhắc kỹ rất kỹ vì sao không giữ lại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
(Chinhphu.vn) - Bước đầu Bộ Nội vụ ước tính sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, toàn quốc sẽ còn khoảng 3.300 đơn vị hành chính cấp xã. Về phương án tổ chức nhân sự cấp xã, Trung ương chỉ định hướng về nguyên tắc, chủ trương, còn địa phương sẽ quyết định việc bố trí nhân sự cấp xã.
(Chinhphu.vn) - HĐND tỉnh đã thông qua các Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi và Nghị quyết về chủ trương hợp nhất tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Ngãi.
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ căn cứ hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính của các tỉnh, thành phố để thẩm định, tổng hợp và xây dựng Đề án chung trong suốt thời gian nghỉ Lễ (từ 30/4 đến 04/5/2025) để kịp thời trình các cấp theo quy định.
(Chinhphu.vn) - Ngày 21/4, Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang Nguyễn Tiến Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành chủ trì họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang (đột xuất) về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã.
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ đề nghị UBND cấp tỉnh nghiên cứu đề xuất chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố và gửi về Bộ Nội vụ để Bộ tổng hợp trình Chính phủ xem xét, quyết định.
(Chinhphu.vn) - Bộ Nội vụ được giao chủ trì, phối hợp bộ, ngành liên quan xây dựng văn bản của Chính phủ, trong đó nghiên cứu, xác định lộ trình, hướng dẫn sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, nâng cao tính tự quản, phục vụ trực tiếp đời sống của cộng đồng dân cư trên địa bàn cơ sở. Thời gian hoàn thành trước ngày 31/5/2026.
(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết Bộ Nội vụ đang tham mưu để có thêm chính sách hỗ trợ cán bộ không chuyên trách nghỉ việc khi sắp xếp bộ máy, theo tinh thần chỉ đạo chung của cấp có thẩm quyền.
(Chinhphu.vn) - Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để bố trí biên chế cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới; có thể tăng cường cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh về cấp xã.
(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vừa ký Công văn số 03/CV-BCĐ gửi Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng một số nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp.
(Chinhphu.vn) - Việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã có thể thực hiện đồng thời với việc lấy ý kiến đối với chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
(Chinhphu.vn) - Cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn tiếp tục làm việc trong hệ thống chính trị được giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng trong thời gian 6 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác.
(Chinhphu.vn) - Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo; đồng thời nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu từ Thành phố Phú Quốc.
(Chinhphu.vn) - Tỉnh Cao Bằng là tỉnh có diện tích tự nhiên chưa đạt theo quy định (6.700,4km2 chỉ đạt 83,8% tiêu chuẩn) nhưng không thực hiện sắp xếp vì có đường biên giới quốc gia rất dài giáp với nước Trung Quốc, địa hình đồi núi cao chia cắt phức tạp; các tỉnh giáp ranh đều không phù hợp để sắp xếp, sáp nhập.
(Chinhphu.vn) - Bên cạnh đề án sáp nhập, hệ thống pháp luật cũng được hoàn thiện, sửa đổi song song nhằm bảo đảm tính thống nhất, khả thi và vận hành hiệu quả mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 tới. Ngoài ra, các yếu tố khác đã được tính toán trong từng bước thực hiện.
(Chinhphu.vn) - Ông Phan Trung Tuấn, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, diện tích, dân số là yếu tố ban đầu, không phải yếu tố quyết định trong việc sắp xếp đơn vị hành chính. Yếu tố quyết định là làm sao tạo ra được nhiều dư địa phát triển tốt hơn trong tương lai.
(Chinhphu.vn) - Bộ Khoa học và Công nghệ đã có hướng dẫn đối với các bộ ngành, địa phương về việc hoàn thiện thể chế, khung kiến trúc số, nền tảng số, hệ thống thông tin đến việc liên thông dữ liệu giữa các cấp chính quyền, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật... khi sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính.