• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Sinh vật lạ trong mỳ tôm là sán dây xâm nhập từ môi trường

(Chinhphu.vn) – Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, kết quả xác định mẫu sinh vật lạ trong sản phẩm mỳ tôm là đốt sán dây. Cục khẳng định sán dây trong bát mì tôm nói trên đã xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.

21/08/2013 14:18

Ảnh minh họa
Cục An toàn thực phẩm cho biết, ngay sau khi có thông tin về sinh vật lạ trong sản phẩm mỳ tôm nhãn hiệu “3 Miền”, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh đã phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường tiến hành xác minh nội dung thông tin tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân (thôn Đông Đoài, xã Thạch Hạ, TP. Hà Tĩnh).

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành lấy gói mỳ tôm cùng loại tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân để pha vào nước sôi nhưng không thấy có hiện tượng gì bất thường.

Bên cạnh đó, Chi cục cũng đã lấy mẫu mì tôm nguyên gói còn lại của gia đình gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia để kiểm nghiệm. Kết quả kiểm nghiệm của Viện không phát hiện sinh vật lạ, sản phẩm đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm theo quy định.

Mẫu “sinh vật lạ” lấy tại hiện trường cũng đã được gửi tới Viện Sốt rét, ký sinh trùng và côn trùng Trung ương để định danh. Kết quả xác định mẫu “sinh vật lạ” là đốt sán dây.

Theo Cục An toàn thực phẩm, mỳ tôm là sản phẩm trong quá trình chế biến có xử lý ở nhiệt độ cao (trên 100oC) nên sán dây không thể sống trong sản phẩm mỳ tôm đã được bao gói kín. Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau như: trâu, cừu, bò,  lợn, chó, mèo… Ấu trùng sán dây sống  trong  cơ  thể  của  động  vật  không  xương sống như: giun ít tơ, đỉa, chân khớp ở dưới nước và trên cạn hoặc động vật có xương sống.

Do đó, Cục An toàn thực phẩm khẳng định sán dây trong bát mì tôm tại gia đình bà Nguyễn Thị Xuân đã được xâm nhập từ môi trường trong quá trình sử dụng.

Để phòng chống ảnh hưởng của sán dây tới sức khỏe cộng đồng, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân cần tăng cường các biện pháp vệ sinh môi trường; không ăn thịt bò, lợn…tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín; nên bảo quản để bát, đũa và thực phẩm chín và ngồi ăn uống trên bàn cao cách xa nền nhà.

Thanh Hoài